Siết huy động, cho vay vàng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/10/2010 | 8:04:32 AM

Cuối ngày 28-10, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 22 về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với tổ chức tín dụng theo hướng thu hẹp đối tượng và hoạt động kinh doanh vàng.

Từ ngày 29-10 các ngân hàng chỉ được huy động vốn bằng vàng dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá thay vì hình thức phát hành sổ tiết kiệm vàng trước đây
Từ ngày 29-10 các ngân hàng chỉ được huy động vốn bằng vàng dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá thay vì hình thức phát hành sổ tiết kiệm vàng trước đây

Theo thông tư này, từ ngày 29-10 các ngân hàng chỉ được huy động vốn bằng vàng dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá thay hình thức phát hành sổ tiết kiệm vàng trước đây.

Các ngân hàng chỉ được cho vay vốn bằng vàng để sản xuất, chế tác và kinh doanh vàng trang sức. Ngân hàng Nhà nước cấm các ngân hàng cho vay vàng để sản xuất và kinh doanh vàng miếng cũng như chuyển đổi vốn bằng vàng thành VND nhằm hưởng chênh lệch lãi suất.

Đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền trước đây các ngân hàng phải giảm dần và tất toán chậm nhất là ngày 30-6-2011. Các ngân hàng thương mại cũng không được huy động và cho vay bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng. Ngân hàng Nhà nước không hồi tố đối với các giao dịch huy động và cho vay bằng vàng được thực hiện trước ngày Thông tư có hiệu lực thi hành.

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và cho vay vốn bằng vàng trên cơ sở cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc ban hành cơ chế mới theo hướng thu hẹp huy động và cho vay bằng vàng là bước tiếp theo sau hàng loạt giải pháp đã thực hiện từ đầu năm nay như đóng cửa sàn giao dịch vàng và cấm kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.

Cơ chế mới cũng góp phần khắc phục dần những tồn tại của việc lưu thông vàng trong nền kinh tế. Từ đó sẽ giảm tình trạng nhập lậu vàng từng gây xáo động thị trường vàng, ngoại tệ, góp phần ổn định thị trường ngoại hối và tiền tệ.

Thời gian qua có hiện tượng tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn bằng tiền chuyển đổi để quay vòng đầu cơ vàng và ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến thị trường ngoại hối và tỷ giá. Việc chuyển đổi vốn bằng vàng thành tiền đã kích thích nhiều tổ chức tín dụng mở rộng huy động để cho vay bằng vàng với lãi suất cao đối với lĩnh vực phi sản xuất mà Nhà nước không khuyến khích.

Theo giới chuyên môn, khi quy định được triển khai, các ngân hàng thương mại sẽ bán bớt vàng, tăng cung ra thị trường, từ đó giúp giảm nhiệt giá vàng và giá USD trên thị trường tự do.

Sẽ có một khối lượng vàng đầu tư và đầu cơ rất lớn trên thị trường trong nước chuyển dần thành VND hoặc ngoại tệ để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Thông qua đó huy động vốn bằng VND sẽ khả quan hơn.

Đây cũng được xem là thông tin tích cực đối với thị trường chứng khoán. Thời gian qua, giá vàng và ngoại tệ liên tục tăng cao vì diễn biến sôi đã thu hút một số các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán, làm thanh khoản trên thị trường giảm.

Do vậy, việc điều chỉnh thị trường vàng và ngoại tệ sẽ giúp ổn định thị trường tiền tệ, giúp dòng tiền quay trở lại thị trường chứng khoán.

Cũng theo Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước trở thành đầu mối chính đứng ra chịu trách nhiệm quản lý thị trường vàng sau thời gian dài thị trường này bị thả nổi.

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ dõi sát tác động của cơ chế mới và diễn biến của thị trường để tiếp tục có giải pháp hợp lý, cần thiết theo hướng thu hẹp dần các giao dịch bằng vàng trong nền kinh tế.

(Theo TTO)

Các tin khác

Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định số 2561 về việc tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản Việt Nam đồng ở mức 8%/năm.

Đồng bào Thái, xã Cát Thịnh (Văn Chấn) bóc vỏ quế.

YBĐT - Theo kinh nghiệm của người trồng quế thì mùa thu là lúc lượng tinh dầu trong vỏ quế được tích tụ nhiều nhất. Mùa này cũng là lúc vỏ quế dễ bóc nhất, thời tiết ít mưa, hanh khô nên việc phơi và bảo quản quế vỏ rất thuận lợi. Vào thời điểm này, đi đến các vùng trồng quế, ta luôn bắt gặp hình ảnh nông dân tấp nập khai thác vỏ quế và tư thương ở nhiều nơi đổ về thu mua vỏ quế khô.

Nông dân xã Vân Hội huyện Trấn Yên thu hoạch lúa mùa  2010.

YBĐT - Trong những năm qua, Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách, dự án đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất lương thực, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đưa các giống lúa mới vào sản xuất, nhờ vậy năng suất đã tăng từ 74 tạ/ha năm 1995, lên gần 100 tạ/ha năm 2010. Đó là sự nỗ lực lớn của ngành nông nghiệp và bà con nông dân. Tuy nhiên, sau nhiều năm có năng suất tăng mạnh thì một, hai năm trở lại đây đã chững lại.

Đường Khe Măng (xã An Bình), một trong rất nhiều con đường liên thôn đã được mở rộng trong những năm gần đây, góp phần quan trọng vào việc giao lưu, buôn bán của người dân.

YBĐT - “Từ khi đường Khe Măng được mở rộng, đời sống của 34 hộ dân trên con đường này đã bớt nghèo, bớt khổ, việc giao lưu buôn bán cũng thuận tiện hơn nhiều, không còn cảnh cây ngô, củ sắn trồng ra không ai mua nữa”- lão nông Đặng Văn Phú, thôn Khe Trung, xã An Bình (Văn Yên) vui mừng nói.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục