Chuyện cái điện ở vùng cao

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/11/2010 | 3:09:17 PM

YBĐT - Năm 2008, Ban Quản lý Dự án năng lượng nông thôn 2 (gọi tắt là RE II) thuộc Sở Công thương tỉnh Yên Bái lập kế hoạch xây dựng trạm hạ áp mang niềm vui đến cho đồng bào Mông, thôn Đầu Cầu, xã Xà Hồ (Trạm Tấu). Nhưng đối nghịch với sự mong mỏi cháy lòng của đồng bào Mông trong thôn là tiến độ làm đường điện này cứ dài ra.

Lưới điện ở trung tâm xã Chế Cu Nha (huyện Mù Cang Chải).
Lưới điện ở trung tâm xã Chế Cu Nha (huyện Mù Cang Chải).

Theo kế hoạch là phải hoàn thành trong năm 2009 nhưng đến nay trạm hạ áp đã xong, cột đã dựng nhưng gần hết năm 2010 điện vẫn chưa sáng. Hơn 40 hộ dân thôn Đầu Cầu vẫn phải sử dụng đường dây điện đã quá tải của mình.

Anh Hờ A Su - Trưởng thôn Đầu Cầu xã Xà Hồ cho biết: "Thôn Đầu Cầu có 42 hộ dân, hiện nay người dân trong thôn đang sử dụng đường điện mà người dân tự làm từ năm 1997, đến nay đường dây đã xuống cấp nghiêm trọng, các cột điện được dựng bằng tre, gỗ đã yếu. Số hộ sử dụng đường điện ngày càng nhiều nên điện rất yếu, các vật dụng như máy tính, tủ lạnh, máy giặt không sử dụng được ban ngày. Người dân trong thôn mong muốn Ban quản lý dự án năng lượng điện nông thôn nhanh chóng sửa chữa trạm hạ áp để người dân trong thôn được sử dụng điện lưới quốc gia".

Điện yếu không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu sinh hoạt của người dân mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng công việc nhất là các thầy cô giáo. Trước đây khi chưa có điện các thầy cô quen sử dụng đèn dầu để soạn giáo án. Nhưng nay Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động các phong trào đổi mới chất lượng giáo dục trong đó có nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học. Các thầy cô giáo ở thôn Đầu Cầu sắm vi tính với mong ước thực hiện tốt phong trào này, tuy nhiên máy tính dù ban ngày hay buổi tối vẫn chỉ để ngắm.

Cô giáo Hoàng Thị Hạnh Nguyên - thôn Đầu Cầu xã Xà Hồ cho biết: "Điện ở đây vào lúc chập tối ánh sáng chỉ mờ mờ. Chúng tôi phải soạn giáo án vào lúc 2 hoặc 3 giờ sáng lúc này máy tính mới lên được. Kể cả giặt quần áo bằng máy cũng vào lúc này mới giặt được".

Theo tìm hiểu của chúng tôi Dự án RE II còn đầu tại các xã Trạm Tấu, Pá Lau, Hát Lừu đến nay các trạm hạ áp dù đã hoàn thành nhưng tại thôn Tấu trên và Tấu dưới cũng chung thực trạng như thôn Đầu Cầu vẫn chưa khởi động được do "lỗi kỹ thuật".

Ông Lò Văn Phương - Đại biểu HĐND huyện Trạm Tấu cho biết: "Qua tiếp xúc cử tri tại xã Hát Lừu và xã Xà Hồ người dân phản ánh Dự án RE II xâydựng đường điện qua một số khu vực phải trả tiền đền bù cho dân nhưng gần hết năm 2010 vẫn chưa thanh toán. Người dân kiến nghị lên HĐND trình các cấp có thẩm quyền xem ai, cơ quan nào có trách nhiệm trả khoản tiền này". Không giống như thôn Đầu Cầu xã Xà Hồ, hình ảnh của những đường điện thuộc khu 4, khu 5 thị trấn Trạm Tấu khiến người qua đường không khỏi rùng mình. Có nơi khoảng chục đường dây điện các loại túm tụm vào nhau, nơi thì cột điện dẫn vào nhà dân là những cây cột dựng bằng tre, gỗ xẻ đã bị mối xông. Nơi dây điện chùng xuống mái nhà, nơi được chống chót vót lên cao bằng cây tre nhỏ, cảm giác chỉ một cơn gió mạnh thì cả cây lẫn dây điện đều đáp xuống đất mà không biết sẽ trúng vào ai. Không tù mù với những ánh sáng mờ nhạt nhưng thật không  thể tưởng tượng được những sáng tạo trong sử dụng đường điện của người dân nơi đây.

Vùng cao vốn được coi là đất rộng người thưa nhưng hình như lại khó tìm một chỗ chống để chôn những cây cột điện kiên cố. Những dòng điện thuộc đủ loại. Cáp quang quân sự, dây điện thoại, điện thắp sáng ... thậm chí cả đường nước đang được mắc chung nhau trên những cây cột điện như thế này, hiểm họa cũng đã từng xảy ra. Bà Hoàng Thị Loan - người dân khu phố 4, thị trấn Trạm Tấu cho biết: "Thời gian trước đã có chiếc xe ô tô chở vật liệu xây dựng mắc vào đường dây kéo một cái đổ cả 5 chiếc cột điện trong đó gẫy 2 cái, đổ 3 cái, may mà không có người dân nào ở đấy...".

Những dây điện chằng chịt, xuống cấp vẫn đang được người dân Trạm Tấu sử dụng hàng ngày nên đã từng có người chết vì điện giật, ô tô kéo đổ cả cột lẫn dây nhưng hiện nay dây điện trần vẫn còn ngoài ruộng, những lưới điện vẫn được chăng nhìn rất thiếu mỹ quan và nguy hiểm đến tính mạng con người. Ông Hoàng Khánh Cường - Trạm trưởng Trạm điện huyện Trạm tấu cho biết: "Việc sửa chữa các đường dây xuống cấp còn phải chờ kế hoạch của Công ty Điện lực Yên Bái".

Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Trạm Tấu có 1.000 hộ sử dụng điện, tình trạng này đã đang và sẽ còn  diễn ra nếu không có một biện pháp khắc phục hiệu quả. Bài toán về điện lưới sinh hoạt của bà con người Mông nơi đây vẫn đang chờ câu trả lời của ngành chức năng và cơ quan có thẩm quyền.

Phương Thùy - Lộc Chầm

Các tin khác

YBĐT - Đến nay, toàn tỉnh đã thu 480,8 tỷ đồng tiền thuế vào ngân sách Nhà nước (đạt 80% kế hoạch). Một số nguồn thu đạt cao như: thuế thu nhập cá nhân 14,2 tỷ đồng (đạt 158% kế hoạch), thu ngoài quốc doanh 117,7 tỷ đồng (đạt 84% kế hoạch), thu phí, lệ phí 18,3 tỷ đồng (đạt 115% kế hoạch), thu lệ phí trước bạ 22,2 tỷ đồng (đạt 93% kế hoạch), tiền giao đất 77,2 tỷ đồng (đạt 86% kế hoạch)... Số thu từ khối công nghiệp quốc doanh đạt 123 tỷ đồng.

YBĐT - Nhằm từng bước đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, phát triển nhanh, bền vững, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội, Bộ Chính trị đã có kết luận về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Có lẽ cho đến nay vẫn chưa có cuộc vận động nào lại tạo được sự đồng thuận và sự ủng hộ của toàn xã hội như cuộc vận động này.

Chăn nuôi trâu sinh sản ở xã Nghĩa Tâm (Văn Chấn).

YBĐT - Từ đầu năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) không có dịch bệnh lớn xảy ra đối với chăn nuôi gia súc. Vì vậy, đàn gia súc tiếp tục phát triển ổn định với số lượng 109.786 con, trong đó đàn trâu có 22.744 con, đàn bò 7.054 con và đàn lợn có 76.988 con.

Giá vàng trong nước sáng nay (5/11) đã bất ngờ vọt lên đỉnh cao mới, khi giá vàng thế giới đêm qua đã lập kỷ lục mới khi tăng lên gần 1.400 USD/ounce, do đồng USD mất giá mạnh. Giao dịch tại các cửa hiệu vàng ở Hà Nội sáng nay khá trầm lắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục