Minh Xuân: Chú trọng phát triển kinh tế - xã hội

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/12/2010 | 1:48:50 PM

YBĐT - Là xã vùng thấp của huyện Lục Yên, Minh Xuân có tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp. Những năm qua, địa phương luôn luôn xác định cơ cấu kinh tế là nông, lâm nghiệp - chăn nuôi và dịch vụ, trong đó nông nghiệp là quan trọng và cơ bản.

Các bạn trẻ Lục Yên đang tìm kiếm việc làm qua Hội chợ việc làm.
(Ảnh: thanh Phúc)
Các bạn trẻ Lục Yên đang tìm kiếm việc làm qua Hội chợ việc làm. (Ảnh: thanh Phúc)

 Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã thông qua nghị quyết với 24 chỉ tiêu cùng các giải pháp chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương. Đặc biệt cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp còn 60%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 25% và thương mại - dịch vụ là 15%. Phát huy truyền thống đoàn kết, tiếp tục khai thác mọi tiềm năng thế mạnh, khắc phục những yếu kém, tồn tại, Đảng bộ và nhân dân Minh Xuân đã phấn đấu thực hiện nghị quyết ngay từ năm 2010.

Những tháng đầu năm, thời tiết rét đậm, khô hạn kéo dài và giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao đã gây trở ngại không nhỏ cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, các cấp, các ngành đã tích cực khắc phục bằng mọi nguồn lực và nhiều biện pháp. Để cung cấp đủ nước tưới, cùng với vận động nhân dân nạo vét kênh mương, xã đã đầu tư xây dựng nâng cấp kênh mương từ đập chính Làng Át đến cầu máng thôn 14; kênh mương nội đồng thôn 18 và hỗ trợ 68 triệu đồng tiền bơm nước cho nông dân. Chính vì vậy, diện tích cấy lúa cả năm đạt 486ha, trong đó vụ xuân 204ha.

Bằng việc đưa giống lúa năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và áp dụng các biện pháp thâm canh nên năng suất cả năm đạt 115tạ/ha. Riêng cây ngô, kế hoạch đề ra gieo trồng diện tích 150ha, trong đó ngô đông 100ha trên đất 2 lúa được nhân dân hưởng ứng và sớm hoàn thành kế hoạch. Năm nay diện tích trồng đậu tương có sụt giảm song cây lạc vẫn được duy trì ở 21 thôn bản và đạt diện tích 146,9ha.

Cùng với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích, Minh Xuân đang tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi và đưa chăn nuôi trở thành thế mạnh của xã. Dù đồng cỏ bị thu hẹp để lấy đất sản xuất, song xã sẽ hướng dẫn nhân dân trồng cỏ voi và trong năm đã xây dựng mô hình trồng 4ha; phấn đấu duy trì đàn trâu 1.360 con; đàn bò 110 con; đàn dê 450 con cùng 5.500 đầu lợn. Xã cũng khắc phục tình trạng chậm áp dụng tiến bộ khoa học và tập trung xây dựng một số mô hình trang trại chăn nuôi với quy mô lớn.

Riêng Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ đã có bước phát triển, tập trung chủ yếu vào chế biến sản phẩm nông, lâm  nghiệp sau thu hoạch, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tác đá bán quý, vận tải và kinh doanh hàng tạp hoá.

Trên địa bàn xã hiện có 61 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động của địa phương. Bên cạnh đó, Minh Xuân cũng chú ý mở các lớp học nghề làm tranh đá quý, mây tre đan tạo việc làm tại địa phương và kết hợp với ngành lao động và các cơ sở tuyển lao động giải quyết cho 1.000 lao động đi làm việc ở trong và ngoài tỉnh. Đồng thời phối hợp với ngân hàng tín chấp cho các hộ nông dân, hộ nghèo và cận nghèo vay vốn để phát triển sản xuất.

 Tổng dư nợ trên địa bàn thời gian qua đạt 21 tỷ đồng và dư nợ hộ nghèo trên 8 tỷ đồng. Vì vậy đến hết 6 tháng đầu năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,8% xuống còn 6,35%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 9 triệu đồng/năm. Kinh tế phát triển, các nhiệm vụ phát triển văn hoá xã hội càng được chú trọng. Minh Xuân đã có 12 thôn bản ra mắt làng văn hoá và 5 đơn vị đạt danh hiệu làng văn hoá cấp huyện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã phát động ở tất cả các khu dân cư và được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, theo đó tỷ lệ gia đình văn hoá đạt 87%. Các hoạt động thông tin, văn hoá, văn nghệ, thể thao luôn duy trì, thường xuyên luyện tập tham gia các cuộc thi, hội diễn ở huyện và khu vực.

Những năm tới, Minh Xuân chú trọng xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sức mạnh để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Đồng thời tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, nắm bắt thời cơ thuận lợi, chọn khâu đột phá phù hợp và khai thác tốt nguồn lực đầu tư của Nhà nước cùng tiềm năng, thế mạnh của địa phương để đưa xã trở thành địa phương phát triển toàn diện.

N.H

Các tin khác

YBĐT - Theo kế hoạch năm 2010, huyện Trạm Tấu trồng mới 1.200 ha rừng phòng hộ và trồng dặm 850 ha rừng năm thứ hai. Đến nay, huyện đã trồng hoàn thành 1.200 ha rừng phòng hộ.

Diện tích ngô đông năm 2010 của xã Đông Cuông đạt 150 ha tăng gấp đôi so với năm 2009.
Trong ảnh: Cán bộ phòng nông nghiệp huyện và lãnh đạo xã Đông Cuông trao đổi kế hoạch mở rộng diện tích ngô vụ tới.

YBĐT - Vụ đông 2010, theo kế hoạch huyện Văn Yên (Yên Bái) gieo cấy 1.060 ha, trong đó tập trung chủ yếu là ngô đông 1.000 ha, còn lại 60 ha khoai lang, rau màu.

YBĐT - Trong năm 2010, thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp cho nông dân với tổng số 119 lớp, tăng 46 lớp so với năm 2009, thu hút 5.082 lượt người tham gia; hướng dẫn trực tiếp trên đồng ruộng cho 11.976 lượt người.

YBĐT - Trong 5 năm qua, diện tích tre Bát Độ của huyện Trấn Yên (Yên Bái) phát triển nhanh, hình thành 3 vùng nguyên liệu sản xuất tập trung với diện tích hơn 1.200ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục