Văn Chấn: Địa phương - doanh nghiệp chung bước phát triển

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/2/2011 | 3:16:57 PM

YBĐT - Đến nay toàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã có 200 đơn vị sản xuất kinh doanh các lĩnh vực: sản xuất, chế biến nông lâm sản; sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng; khai thác, chế biến khoáng sản và xây dựng các dự án vừa và nhỏ.

Đến nay, nhiều thủy điện ở Văn Chấn đã đi vào hoạt động trong đó có nhà máy thuỷ điện Nậm Tộc 2 công suất 3 MW.
Đến nay, nhiều thủy điện ở Văn Chấn đã đi vào hoạt động trong đó có nhà máy thuỷ điện Nậm Tộc 2 công suất 3 MW.

Bên cạnh những tiềm năng về đất đai, khí hậu, tài nguyên khoáng sản, Văn Chấn còn những hạn chế trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư: là huyện miền núi, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp... Do vậy, để thu hút các doanh nghiệp vào làm ăn, những năm qua, Văn Chấn tuân thủ nghiêm những cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư mà Nhà nước và tỉnh  đã quy định.

Mặt khác, chính quyền và các cơ quan, ban ngành luôn dành sự quan tâm, giúp đỡ các nhà đầu tư từ khi tìm kiếm cơ hội, xây dựng dự án và hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Không những vậy, Văn Chấn còn là bạn đồng hành của doanh nghiệp trong suốt quá trình làm ăn.

"Khi chính quyền và doanh nghiệp làm bạn thì khó khăn sẽ bớt đi, tiềm năng, thế mạnh sẽ lộ rõ để chung bước cho sự phát triển" - đó là lời khẳng định của cả lãnh đạo huyện Văn Chấn và rất nhiều giám đốc đang làm ăn ở Văn Chấn với chúng tôi.

Theo báo cáo thống kê, đến nay toàn huyện Văn Chấn đã có 200 đơn vị sản xuất kinh doanh các lĩnh vực: sản xuất, chế biến nông lâm sản; sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng; khai thác, chế biến khoáng sản và xây dựng các dự án vừa và nhỏ.

Nói đến Văn Chấn là phải nói đến cây chè và ngành nghề chế biến, kinh doanh chè. Xác định rõ chè là cây trồng chủ lực, cây xoá đói giảm nghèo cho nông dân, việc phát triển ngành nghề chế biến chè rất cần thiết nhằm đảm bảo đầu ra, tạo việc làm cho người lao động và nhất là tăng tỷ trọng công nghiệp cũng như đóng góp ngân sách cho Nhà nước..., ngành chè Văn Chấn  được ưu tiên phát triển.

Từ khi cơ chế mới mở ra, hàng loạt cơ sở chế biến đã hình thành và gắn liền với vùng nguyên liệu từ Chấn Thịnh, Bình Thuận, Nghĩa Tâm đến thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, Liên Sơn, rồi vùng cao Suối Giàng, Nậm Búng...

Đến nay, toàn huyện đã có 62 đơn vị tham gia chế biến, kinh doanh chè, trong đó; 9 công ty cổ phần, 11 công ty TNHH, 23 doanh nghiệp tư nhân, còn lại là HTX, hộ cá thể. Ngành nghề chế biến chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: thời tiết, nguyên, nhiên liệu, thị trường tiêu thụ...

Nỗ lực vượt qua những khó khăn về năng lực tài chính, kinh nghiệm làm ăn và thị trường tiêu thụ, các đơn vị  đã đạt nhiều kết quả hết sức tốt đẹp, với sản lượng chè khô chế biến và tiêu thụ 14.297 tấn, doanh thu 158 tỷ đồng, nộp ngân sách 20 tỷ đồng, ngành chè thực sự là mũi nhọn trong sản xuất công nghiệp, nộp ngân sách và cả tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương.

Văn Chấn cũng là huyện có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất tỉnh, những năm qua diện tích rừng trồng và sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm đều tăng nhanh.

Điều đặc biệt là so với chè, ngành nghề chế biến gỗ ở Văn Chấn lại chưa phát triển, sản phẩm gỗ rừng trồng chủ yếu bán thô cho các cơ sở chế biến bên ngoài. Nhận thấy tiềm năng, cơ hội còn bị bỏ ngỏ, thông qua các buổi gặp mặt doanh nghiệp, công tác khuyến công..., huyện đã kêu gọi được các nhà đầu tư vào xây dựng các xưởng chế biến gỗ.

Quy mô bước đầu còn khiêm tốn, sản lượng sản xuất và tiêu thụ còn nhỏ, sản phẩm chủ yếu là sản xuất đồ mộc gia dụng, xẻ thanh quy cách thô, bóc ván làm nguyên liệu... với tổng giá trị cả năm 2010 mới đạt trên 32 tỷ đồng.

Tuy nhiên, qua đánh giá của UBND huyện, ngành nghề chế biến gỗ bước đầu như vậy đã rất thành công, mở ra hướng đi mới cho những năm tiếp theo, tạo động lực phát triển nghề rừng, góp phần đưa sản xuất công nghiệp trở thành một trong ba khâu đột phá trong phát triển kinh tế địa phương như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Chấn nhiệm kỳ 2010- 2015 đã đề ra.

Ẩn chứa trong mình tiềm năm năng khoáng sản quý hiếm, chất lượng cao, những năm qua, Văn Chấn là điểm dừng chân của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoán sản và vật liệu xây dựng.

Thực hiện đúng cơ chế, chính sách của Nhà nước, trên tinh thần đảm bảo lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp lẫn lợi ích lâu dài của người dân và địa phương, đến nay Văn Chấn đã có 52 điểm mỏ, trong đó: chì kẽm, đồng vàng (2 điểm); than 3 điểm, thạch anh 5 điểm, sắt 22 điểm; vật liệu xây dựng thông thường 20 điểm (trong đó 36 điểm chủ yếu là sắt và vật liệu xây dựng) đã chính thức hoạt động.

Đánh giá của huyện cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn đều tuân thủ các quy định của Nhà nước, tuy nhiên đa số các doanh nghiệp khai thác quặng chưa đăng ký mã số thuế tại huyện, do đó nguồn thu từ sự đóng góp của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này không lớn, ngoại trừ quặng sắt và đá xây dựng.

Khai thác, chế biến khoáng sản cũng là lĩnh vực rất nhạy cảm, dễ phát sinh những điểm nóng. Vì vậy, huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra và có biện pháp giải quyết, tháo gỡ, nhất là các lĩnh vực như tài nguyên, môi trường, giải phóng mặt bằng... từng bước đưa hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đi vào ổn định.

Cùng với chè, rừng, khoáng sản, những dòng suối lớn, có độ dốc cao chảy qua  địa bàn hứa hẹn tiềm năng thuỷ điện dồi dào mời gọi các nhà đầu tư. Khai thác tiềm năng này, huyện đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành của tỉnh xây dựng bản đồ quy hoạch, mời gọi đầu tư và giúp các nhà đầu tư xây dựng và triển khai dự án.

2 nhà máy thuỷ điện đã vào hoạt động là Phai Mòn  công suất 0,8 MW và Nậm Tộc 2 công suất 3 MW; 4 dự án đang tích cực triển khai là Vực Tuần, Văn Chấn, Ngòi Hút 2 và Chấn Thịnh với tổng công suất 117 MW, tổng mức vốn đầu tư gần 3000 tỷ đồng (Riêng Thuỷ điện Văn Chấn dự kiến tổ máy số 1 sẽ phát điện cuối năm nay).

Chủ động thu hút các nhà đầu tư tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh, phát triển cụm công nghiệp (nhất là Cụm công nghiệp Sơn Thịnh), cùng tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp không ngừng phát triển là nhiệm vụ Văn Chấn đặt ra nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng các cấp, trước mắt là hoàn thành mục tiêu đạt giá trị sản xuất công nghiệp 230 tỷ đồng, trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh 164 tỷ đồng....

Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút đầu tư, thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp theo cơ chế "một cửa" tại các cơ quan chuyên môn như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thuế, Phòng Kế hoạch - Tài chính , Kinh tế hạ tầng... tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và doanh nghiệp trên tinh thần hợp tác và phát triển.

Lê Phiên

Các tin khác
Giá vàng sẽ biến động “khó lường” trong ngắn hạn.

Giá vàng trong nước sáng 14 - 2, tăng khoảng 140.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước. Vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh mở cửa niêm yết mức 36 – 36,06 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Nông dân xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn nô nức xuống đồng.

YBĐT - Sau những ngày đông giá rét kéo dài không thể sản xuất, đến nay người nông dân Yên Bái đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi thời tiết đang ấm lên.

Theo thông tư Bộ Tài chính vừa ban hành, kể từ ngày 12.3.2011, các khoản thu nhập từ tiền lãi gửi tại các tổ chức tín dụng; lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Doanh nghiệp kê khai thuế tại Chi cục Thuế TPHCM.

Hết tháng 3-2011, các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) phải tự in hoặc đặt in hóa đơn. Để việc thực hiện được nhanh chóng, thống nhất, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Thị Mai giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục