Cây quế Văn Yên khẳng định vị thế kinh tế chủ lực

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/2/2011 | 9:02:48 AM

YBĐT - Huyện Văn Yên hiện có trên 15. 000 ha quế và có sản lượng quế vỏ chiếm khoảng 70% tổng sản lượng của cả tỉnh cũng là địa phương có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước.

Khai thác quế. (Ảnh: Thu Trang)
Khai thác quế. (Ảnh: Thu Trang)

Cây quế là một sản vật quý giá của vùng đất Văn Yên.  Cây quế Văn Yên không những có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước ở những vùng đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý của cây bản địa. Cây quế cũng đã góp phần quan trọng giúp nhiều hộ dân Văn Yên xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Cây quế hiện có mặt ở 27/27 xã, thị trấn của huyện Văn Yên, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã  Đại Sơn, Viễn Sơn, Tân Hợp, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Châu Quế Hạ, Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng với trên 15.000 ha, trong đó có trên 50% diện tích đã cho khai thác. Với diện tích đó, Văn Yên đã trở thành vùng quế sản xuất hàng hoá có quy mô lớn, mỗi năm xuất ra thị trường từ 4.000 - 5.000 tấn vỏ quế khô các loại, thu về hàng chục tỷ đồng, chưa kể đến việc tận thu thân gỗ, cành và lá quế để nấu tinh dầu.

Cây quế đã mang lại cho người Dao Văn Yên một nguồn thu lớn mà không một loại cây trồng nào sánh được.Những năm gần đây, cây quế ở Văn Yên ngày càng khẳng định được vị thế kinh tế chủ lực, giúp  nhiều hộ nông dân vượt qua đói nghèo từng bước vươn lên làm giàu chính đáng. Riêng năm 2010, giá quế tăng gấp 2-3 lần so với những năm trước, người trồng quế đã có nguồn thu không nhỏ, nhiều gia đình trồng quế đã trở thành triệu phú, tỷ phú. Đến vụ thu hoạch quế, các bản, làng lại rộn ràng bóc quế, phơi quế, tấp nập kẻ bán, người mua, niềm vui rạng rỡ trên những khuôn mặt của người trồng quế.

Từ quế, người dân đã mua sắm cho gia đình mình xe máy, ti vi và các vật dụng sinh hoạt thiết yếu, nhiều người trồng quế đã xây được những ngôi nhà khang trang, góp phần xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc. Đặc biệt từ khi huyện Văn Yên được nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho cây quế thì cây quế Văn Yên đã nâng cao được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp, tạo thương hiệu bền vững cho sản phẩm quế đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Khi khẳng định được thương hiệu và tạo được chỗ đứng vững chắc, cây quế Văn Yên đã phát huy tối đa hiệu quả kinh tế. Cây quế được tận dụng cả cây, vỏ bóc bán, lá và cành được sử dụng làm nguyện liệu để chế biến tinh dầu, thân cây dùng làm một số vật liệu đồ mộc thông dụng..., Người trồng quế đã biết khai thác, chế biến các sản phẩm từ cây quế, tận thu và sử dụng cây quế có hiệu quả. Giờ đây không chỉ vỏ quế và thân cây quế mang lợi nhuận kinh tế mà cành quế và lá quế cũng chính là những nguyên liệu đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi của địa phương. 

 Lợi ích kinh tế mà cây quế đem lại cho người trồng quế nói riêng và cho Văn Yên nói chung là không nhỏ, nhất là khi quế Văn Yên đã xây dựng được thương hiệu. Song một thực tế đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cây quế là tình trạng khai thác không hợp lý, tận thu quá mức sản phẩm từ cây quế. Nhiều hộ trồng quế đã tiến hành khai thác ồ ạt, khai thác trắng cả những diện tích quế còn non, chặt cây, tỉa cành không khoa học, tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Các cơ sở chưng cất tinh dầu quế nhỏ lẻ chủ yếu hoạt động theo phương pháp thủ công, không có quy trình khép kín nên khói bụi, phế liệu sau chưng cất không được xử lý kịp thời đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Để tiếp tục nâng cao uy tín của sản phẩm quế Văn Yên trên thị trường, nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Yên trong nhiều nhiệm kỳ luôn xác định cây quế là cây chủ lực trong phát triển kinh tế lâm nghiệp và xoá đói giảm nghèo. Bình quân mỗi năm các xã trong huyện đã trồng mới trên 1.000 ha quế.

Huyện Văn Yên cũng đã có chủ trương mở rộng quy mô vùng quế, duy trì ổn định diện tích quế trong toàn huyện từ 15.000 - 20.000 ha, đồng thời giữ lại một số diện tích quế có đường kính 30 cm trở lên và chiều cao từ 15 mét trở lên ở 5 xã vùng quế gồm: Xuân Tầm, Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Nà Hẩu… nhằm bảo tồn nguồn giống và phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch sinh thái.

Chủ trương này được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ với việc nhân dân tích cực đưa giống quế bản địa có năng suất cao, chất lượng tinh dầu tốt vào trồng nhằm nâng cao thu nhập cho những hộ trồng quế và các dịch vụ từ sản phẩm quế.

Thu Nhài

Các tin khác
Giá vàng đang thẳng đứng trong hai tuần qua.

Với mức tăng thẳng đứng như hiện tại, chuyên gia cho rằng nhiều khả năng giá vàng thế giới lập đỉnh mới, vượt mốc cao nhất mọi thời đại hồi tháng 4 với 2.491 USD/ounce.

Đề xuất Luật Đất đai số 31/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Sáng 17/5, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường -Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai làm trưởng đoàn cùng đoàn công tác đã đi thăm quan một số mô hình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng. Đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục