Yên Bái đẩy mạnh xây dựng đường giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/2/2011 | 2:49:30 PM

YBĐT - Năm 2010, phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn ở tỉnh Yên Bái tiếp tục được phát triển sâu rộng...

Bằng nhiều nguồn vốn đường giao thông nông thôn các xã vùng sâu của tỉnh đã được nâng cấp.
Bằng nhiều nguồn vốn đường giao thông nông thôn các xã vùng sâu của tỉnh đã được nâng cấp.

Năm 2010, phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn ở tỉnh Yên Bái tiếp tục được phát triển sâu rộng, các địa phương đã huy động nhân dân đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, nguyên vật liệu để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường và các công trình thoát nước. Tổng giá trị đầu tư là 487,221 tỷ đồng, trong đó vốn chương trình 135 là 37,043 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 272,841 tỷ đồng, vốn do nhân dân đóng góp 23,251 tỷ đồng, vốn xây dựng cơ bản 102,999 tỷ đồng và các nguồn vốn khác là 51,087 tỷ đồng.

Qua đó đã mở mới 111,5 km đường, cứng hoá 166,94 km mặt đường trong đó đường nhựa là 66,5 km, đường bê tông xi măng 32,93 km, đường đất 66,51 km và đường cấp phối 1km. Các huyện có phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn phát triển mạnh là: Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn...

Đạt được kết quả trên, trước hết là do sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Giao thông vận tải, các ngành, các cấp trong tỉnh, sự ủng hộ và nhiệt tình hưởng ứng của nhân dân. Vì vậy, việc huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn được duy trì và phát triển mạnh.

Với phương châm “Nhà nước và nhân cùng làm”, phong trào toàn dân xây dựng đường giao thông nông thôn được thực hiện theo chiều sâu, đạt chất lượng. Nhiều tuyến đường huyện, xã, thôn xóm được đầu tư xây dựng, cứng hoá mặt đường bằng nhựa đường, bê tông xi măng. Mạng lưới đường giao thông nông thôn được cải thiện đáng kể, tạo nên bộ mặt nông thôn mới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo đảm an ninh - quốc phòng, nhất là vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Giao thông vận tải với các ngành có liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã.

Sở Giao thông vận tải cũng đã phối hợp với các ngành, các cấp mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ giao thông địa phương về qui hoạch, quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý, bảo dưỡng đường giao thông nông thôn; phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp quy của Nhà nước, cấp phát các tài liệu có liên quan cho các huyện, thị xã, thành phố; phối hợp với các địa phương phát động phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng kế hoạch hỗ trợ các công trình giao thông nông thôn; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn UBND cấp huyện thực hiện tốt các dự án về đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, tổ chức tổng kết, lựa chọn mô hình, điển hình tiên tiến để rút kinh nghiệm, khen thưởng và nhân rộng.

Với nhận thức sâu sắc, tâm huyết và trách nhiệm của chính quyền các cấp và nhân dân, cùng với sự hỗ trợ khuyến khích của Nhà nước đã tác động tích cực đến mỗi người dân trong việc xây dựng và quản lý đường giao thông nông thôn; thực hiện và phát huy được quy chế dân chủ ở cơ sở, khơi dậy tình cảm, ý thức trách nhiệm và lòng hảo tâm của những người con hiện đang học tập, công tác, sinh sống ở xa quê hương đã quyên góp gửi tiền về quê xây dựng đường giao thông nông thôn.

Trên thực tế, ở địa phương nào cán bộ đoàn kết, năng động thì phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn ở nơi đó phát triển mạnh. Vấn đề cốt lõi, có tính chất ổn định lâu dài là cán bộ cơ sở biết định hướng việc phát triển kinh tế cho nhân dân. Khi kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên, thì nhân dân có điều kiện đóng góp xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, trong đó có đường giao thông nông thôn.

Tuy hiện nay việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn đang phát triển rất mạnh, nhưng còn phân tán, chưa có quy hoạch phát triển phù hợp. Nhiều công trình trong quá trình đầu tư xây dựng chưa thực sự chú ý đến kỹ thuật, thẩm mỹ nên khi đưa vào khai thác trong thời gian ngắn đã xuống cấp. Nhiều công trình thoát nước trên các tuyến đường chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình nhất là khi trời mưa nước đọng.

Việc quản lý để thực hiện dự án đầu tư của một số địa phương chưa thực hiện đúng trình tự về quản lý đầu tư xây dựng như lập, thẩm định, xét duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, giám sát. Cán bộ chuyên ngành về quản lý giao thông ở cấp huyện, xã còn yếu và thiếu. Việc duy tu bảo dưỡng các tuyến đường giao thông nông thôn, nhất là các tuyến đường mới được đầu tư xây dựng chưa được quan tâm đúng mức, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình. Khắc phục được những thiếu sót này, việc xây dựng đường giao thông nông thôn sẽ tiếp tục có bước phát triển nhanh hơn, vững chắc hơn.

Quang Thiều

Các tin khác
Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Giá vàng đang thẳng đứng trong hai tuần qua.

Với mức tăng thẳng đứng như hiện tại, chuyên gia cho rằng nhiều khả năng giá vàng thế giới lập đỉnh mới, vượt mốc cao nhất mọi thời đại hồi tháng 4 với 2.491 USD/ounce.

Đề xuất Luật Đất đai số 31/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Sáng 17/5, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường -Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai làm trưởng đoàn cùng đoàn công tác đã đi thăm quan một số mô hình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục