Rừng xanh góp phần xóa đói giảm nghèo
- Cập nhật: Thứ năm, 10/3/2011 | 2:40:39 PM
YBĐT - 12 năm qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện có hiệu quả dự án 5 triệu ha rừng, đưa Yên Bái trở thành tỉnh xếp thứ 4 trong cả nước về độ che phủ và đứng thứ 3 về trồng mới so với các tỉnh Tây Bắc.
Xã Xuân Ái (Văn Yên) có 5 xưởng chế biến gỗ, phục vụ nhu cầu tiêu thụ gỗ rừng trồng của nhân dân địa phương.
|
Thông qua Dự án đã tạo việc làm thường xuyên cho 160 ngàn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các hộ bào dân tộc thiểu số.
Sau 12 năm thực hiện Dự án, rừng được quản lý, bảo vệ tốt hơn, diện tích rừng ngày một nối dài và vươn xa, nhưng cái được lớn hơn là đã làm rõ quan điểm về rừng là một ngành kinh tế kỹ thuật đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Rừng có tác động trực tiếp đến đời sống xã hội, môi trường, sinh thái, an ninh - quốc phòng cũng như phát triển kinh tế của người dân, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng. Tạo được bước chuyển căn bản về nhận thức của người dân, từ chỗ coi rừng là tài nguyên vô tận, chỉ biết lợi dụng khai thác, đến nay người dân đã hiểu được lợi ích to lớn của rừng về giá trị kinh tế, môi trường do rừng mang lại.
Khó ai có thể tin được chỉ cách đây vài năm về trước, mỗi năm có hàng chục ha rừng bị tàn phá nặng nề, người dân vùng cao coi rừng là một thứ địa tô tuyệt đối. Mỗi khi đi họp huyện, họp tỉnh, Bí thư, chủ tịch xã, huyện không dám giáp mặt Bí thư, Chủ tịch tỉnh bởi không hoàn thành kế hoạch trồng rừng, rừng bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng. Nhưng nay không cần vận động người dân cũng đã biết trồng và bảo vệ rừng.
Nếu như năm 1999 số vụ vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng là trên 2.000 vụ, thì năm 2010 giảm còn 566 vụ. Kết quả đó, một phần là do ý thức của người dân được nâng lên, cùng với đó là việc đưa cán bộ kiểm lâm về phụ trách địa bàn, thực hiện quản lý bảo vệ rừng tại gốc của các Hạt Kiểm lâm nên việc khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản đã được kiềm chế.
Công tác khoán, bảo vệ rừng cũng hiệu quả hơn, bình quân mỗi năm có trên 227.946 ha gồm: rừng phòng hộ gần 114 ngàn ha, rừng đặc dụng trên 29 ngàn ha và 84.518 ha rừng sản xuất. Trong 12 năm thực hiện dự án, Yên Bái đã khoanh nuôi tái sinh được 68.567 ha, đạt 75,8% kế hoạch Trung ương giao.
Trong 12 năm thực hiện dự án, Yên Bái đã khoanh nuôi tái sinh được 68.567 ha, đạt 75,8% kế hoạch Trung ương giao.
Bên cạnh đó, công tác trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất đã có bước chuyển mạnh mẽ, từ năm 1999 - 2010 toàn tỉnh đã trồng được 138.574 ha rừng các loại. Trong đó có 28.342 ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đạt 105% kế hoạch; rừng sản xuất trên 112 ngàn ha, với tổng vốn đầu tư ước đạt 833 tỷ đồng. Yên Bái được đánh giá là một trong 3 tỉnh vùng Tây Bắc có diện tích trồng rừng nhiều nhất, chất lượng rừng và tỷ lệ cây sống cao nhất.
Trước đây trữ lượng bình quân mỗi ha rừng chỉ đạt 25 - 30 m3 thì nay đã nâng lên 50 m3, có nhiều vùng đạt trữ lượng 80 - 100 m3/ha/chu kỳ. Với diện tích đất có rừng trên 404 ngàn ha rừng, hàng năm cung cấp cho các cơ sở chế biến trên 200 ngàn m3 gỗ nguyên liệu và trên 100 ngàn tấn tre, vầu, nứa để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu. Chỉ tính riêng việc bán nguyên liệu mỗi năm cũng đem về cho người dân Yên Bái trên 160 tỷ đồng. |
Không chỉ diện tích trồng nhiều mà Yên Bái còn làm khá tốt công tác quy hoạch trồng rừng sản xuất gắn với chế biến, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng. Vùng kinh doanh gỗ lớn (gỗ xẻ, gỗ xây dựng, gỗ đồ mộc) bao gồm toàn bộ diện tích rừng tự nhiên sản xuất thuộc huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn và Văn Yên với diện tích trên 70 ngàn ha. Vùng kinh doanh gỗ nhỏ gồm huyện Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình với diện tích gần 34 ngàn ha.
Vùng kinh doanh nguyên liệu giấy, ván dăm, ván ép ở hầu hết các huyện thị vùng thấp với diện tích trên 127 ngàn ha, chiếm 57% diện tích rừng sản xuất. Ngoài ra, còn xây dựng được vùng kinh doanh quế đặc sản thuộc Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn… với diện tích trên 34 ngàn ha. Không chỉ trồng nhiều mà cơ cấu giống được chú trọng, giống mới, giống tiến bộ kỹ thuật chiếm trên 50% diện tích, nhờ vậy chất lượng rừng sản xuất đã được nâng lên rõ rệt.
Nếu như trước đây trữ lượng bình quân mỗi ha rừng chỉ đạt 25 - 30 m3 thì nay đã nâng lên 50 m3, có nhiều vùng đạt trữ lượng 80-100 m3/ha/chu kỳ. Với diện tích đất có rừng trên 404 ngàn ha rừng, hàng năm cung cấp cho các cơ sở chế biến trên 200 ngàn m3 gỗ nguyên liệu và trên 100 ngàn tấn tre, vầu, nứa để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu.
Sản phẩm gỗ rừng trồng. (Ảnh: Thanh Miền)
Chỉ tính riêng việc bán nguyên liệu mỗi năm cũng đem về cho người dân Yên Bái trên 160 tỷ đồng. Có vùng nguyên liệu dồi dào, các nhà máy, cơ sở chế biến phát triển khá mạnh, đến nay toàn tỉnh có trên 1.200 cơ sở chế biến các sản phẩm như: ván ghép thanh, gỗ xẻ xây dựng cơ bản, ván bóc, đũa gỗ, giấy đế, giấy vàng mã, đũa tre, vầu... giá trị ước đạt trên 250 tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, với mức thu nhập trên 2 triệu đồng/người/tháng.
Ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Lâm nghiệp cho biết: “Thông qua Dự án, công tác quản lý bảo vệ rừng đã từng bước đi vào nề nếp và được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo; tình trạng phá rừng làm nương rãy giảm rõ rệt; đã và đang từng bước xã hội hoá nghề rừng; đời sống của người làm rừng đã được nâng lên, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhân dân, các tổ chức đã bảo vệ được 2.470 lượt ha rừng các loại; khoanh nuôi tái sinh 68.576 ha, do đó đã có những tác động về kinh tế - xã hội sâu sắc đối với phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh, môi trường sinh thái tốt hơn”.
Rõ ràng hiệu quả kinh tế từ rừng mang lại là rất lớn, năm 1999, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 233.598 triệu (tính theo giá cố định 1994) nay đã đạt trên 455.449 triệu đồng, tăng 18% năm, giá trị từ gỗ rừng trồng sản xuất, các loại lâm sản ngoài gỗ và hoạt động dịch vụ lâm nghiệp đã đạt gần 2 ngàn tỷ đồng.
Những kết quả đạt được thông qua dự án 5 triệu ha rừng ở Yên Bái không những nâng cao chất lượng rừng, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động mà còn là nền tảng vững chắc cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp của tỉnh những năm tiếp theo.
Thanh Phúc
Các tin khác
Ngày 9/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định về việc mua lương thực dự trữ nhà nước hàng năm.
YBĐT - Chỉ số giá tiêu dùng hai tháng đầu năm liên tục tăng cao, tháng 1 tăng 2,28% và tháng 2 tăng 1,46%. Những biến động về giá cả cũng khiến cho người dân càng phải tính toán, thắt chặt chi tiêu trong thời buổi “thóc cao gạo kém” như hiện nay.
Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang lan nhanh và diễn biến ngày càng xấu, trong khi nguồn vaccine phòng chống dịch đang cháy…, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm cho biết tại cuộc họp khẩn chiều 8-3.