Đưa chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/3/2011 | 2:48:13 PM

YBĐT - Là một tỉnh miền núi, song Yên Bái lại có trên 32 ngàn ha mặt nước, trong đó có 26 ngàn ha mặt nước có điều kiện để khai thác, chăn nuôi thủy sản và 5 ngàn ha đủ điều kiện thâm canh với năng suất cao. >>Yên Bình đẩy mạnh chăn nuôi thủy sản trên hồ Thác Bà / Nghề nuôi cá lồng trên đầm Hậu xã Minh Quân (Trấn Yên), giúp người dân có thu nhập kinh tế cao.
(Ảnh: Linh Chi)

Bên cạnh đó còn có nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng với trên 96 giống loài sinh sống, đặc biệt có nhiều giống loài quý hiếm như: ba ba gai, cá Anh Vũ, cá Chiên, cá Lăng... đó là tiềm năng để đưa chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Vài năm trở lại đây, chăn nuôi thủy sản phát triển khá mạnh, nơi nào có ao hồ là ở đó được nhân dân đầu tư chăn nuôi thủy sản, có nhiều địa phương còn chuyển đổi hàng chục ha ruộng kém hiệu quả sang thả cá, vùng lòng chảo Mường Lò còn chăn nuôi cá ruộng rất tốt. Xã Thịnh Hưng huyện Yên Bình, xã Vân Hội huyện Trấn Yên có hàng trăm lồng cá nuôi trên hồ, sản lượng thu hàng chục tấn cá, góp phần không nhỏ vào phong trào xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn.

Theo số liệu báo cáo của ngành nông nghiệp Yên Bái thì năm 2010, sản lượng thủy sản đánh bắt của toàn tỉnh đạt 5.700 tấn cá các loại, giá trị thu nhập đạt hàng trăm tỷ đồng. Trong các vùng quê xuất hiện không ít hộ gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ chăn nuôi thuỷ sản.

Đạt được những kết quả đó là có sự chỉ đạo, đầu tư lớn của tỉnh cùng sự nỗ lực cố gắng của hàng ngàn hộ dân, tuy nhiên so với tiềm năng thế mạnh của địa phương thì sự phát triển đó vẫn chưa xứng tầm. Với sản lượng cá, tôm như hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân Yên Bái.

Chúng ta vẫn còn nhớ vào những năm 80 của thế kỷ trước, riêng hồ Thác Bà mỗi năm sản lượng đánh bắt thủy sản đã được 7 - 8 ngàn tấn, xã Giới Phiên trở thành “trung tâm” sản xuất cá giống, nhiều hộ dân giàu lên và xã trở thành mô hình sản xuất kinh doanh giỏi để nhiều địa phương khác về học tập. Có những thời điểm sản lượng tôm, cá đánh bắt toàn tỉnh lên tới 10 -11 ngàn tấn, chăn nuôi thủy sản đã góp phần quan trọng vào phong trào xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn.

Thời gian qua, tỉnh cũng đã chỉ đạo, đầu tư hàng tỷ đồng mỗi năm cho chăn nuôi thuỷ sản, riêng đầu tư cho xây dựng trại cá giống cũng có số vốn hàng chục tỷ đồng và một đội ngũ cán bộ kỹ sư có đủ trình độ làm thủy sản.

Ngành nông nghiệp, các huyện thị đều xác định đưa chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ trương, hướng đi là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển nhưng chăn nuôi thủy sản vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng thế mạnh. Vậy đâu là nguyên nhân? Có một thực tế là phần lớn người chăn nuôi thủy sản vẫn chăn nuôi theo phương pháp quảng canh và không ít người chỉ biết đánh bắt, khai thác tự nhiên.

Gia đình hội viên Hà Tiến Hùng ở tổ 28, phường Yên Ninh là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của thành phố với mô hình nuôi ba ba. (Ảnh: Thanh Chi)

Không chỉ có vậy mà trong đánh bắt, khai thác, nhất là trên hồ Thác Bà (Yên Bình, Lục Yên), hồ Minh Quân, Vân Hội (Trấn Yên) của một số người dân không theo quy trình nào, thậm chí còn hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Hàng năm tỉnh vẫn thả bổ sung một lượng lớn cá xuống hồ, nhưng sản lượng khai thác lại giảm theo mỗi năm.

 Đã đến lúc ngành nông nghiệp cần đánh giá, xem xét tính hiệu quả của việc thả cá theo hình thức như vậy. Có nhiều ý kiến cho rằng nếu chúng ta cứ thả mà không bảo vệ được thì thả cũng vô nghĩa mà nên xây dựng chính sách hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp cho người chăn nuôi, nhất là người chăn nuôi có quy mô lớn.

Với diện tích 26 ngàn ha mặt nước, chưa cần nuôi thâm canh mà chỉ cần nuôi quảng canh cũng cho năng suất 4 - 5 tạ/ha thì mỗi năm sản lượng cá cũng đạt trên 50 ngàn tấn. Một vấn đề nữa là nguồn cá giống trên địa bàn rất thiếu và không đảm bảo chất lượng, chủng loại.

 Hiện nay trên địa bàn có duy nhất Trung tâm Thủy sản là sản xuất cá giống nhưng cũng chỉ cung ứng được trên 18 triệu con. Với nguồn giống này mà cứ nuôi theo cách quảng canh 1 con /1 m2 mặt nước thì cũng thiếu rất nhiều. Nguồn cá giống trong chăn nuôi của người dân hiện nay phần lớn là nhập ở các tỉnh ngoài vào, chất lượng rất kém.

Một vấn đề nữa là người chăn nuôi rất thiếu thông tin, thiếu kiến thức cơ bản trong chăn nuôi thủy sản, nhất là nuôi thâm canh. Vốn đầu tư cho sản xuất cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc không phát triển được nghề cá. Xã Minh Quân được coi là mô hình điểm trong chuyển đổi ruộng một vụ sang nuôi trồng thủy sản, nhưng đến nay cũng đang lâm vào cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội” bởi chủ trương thì đúng nhưng cách làm lại không đúng kỹ thuật, thiếu quy hoạch đồng bộ, người chăn nuôi thiếu vốn, thiếu kiến thức.

Để chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế chủ lực, chúng ta phải giải quyết tốt những tồn tại nêu trên, đồng thời cần có những cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ thì chăn nuôi thủy sản mới phát huy được thế mạnh.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Bê tông hóa đường giao thông liên thôn tại xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái).

YBĐT - Tỉnh Yên Bái có 1.083 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế, trong đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại.

Giá vàng SBJ ở mức 37,16 – 37,34 triệu đồng/lượng.

Phiên giao dịch sáng 14/3, vàng SJC ở mua vào – bán ra ở mức 37,25 – 37,37 triệu đồng/lượng, tăng 320.000 đồng/lượng.

Giá bán các mặt hàng phải được niêm yết công khai dưới sự thanh, kiểm tra thường xuyên của các cơ quan quản lý thị trường.

Giá cả nhiều mặt hàng “leo thang” từ dịp tết nguyên đán; tiếp theo là giá xăng dầu, giá điện tăng… Nhân cơ hội này, những người kinh doanh bất chính tìm mọi cách “móc túi” người tiêu dùng!

Các lực lượng tham gia diễn tập.

YBĐT - Huyện Lục Yên (Yên Bái) vừa tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng - bảo vệ rừng (PCCCR-BVR) có một phần thực binh tại xã Tân Lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục