Hiệu quả từ Dự án thâm canh và nhân giống lạc mới ở huyện Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/5/2011 | 3:01:49 PM

YBĐT - Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lạc mới như L14, L23, TB-25 trên cơ sở áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ở vụ thu đông 2010 để từ đó tìm ra biện pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện canh tác của người dân ở huyện Lục Yên.

Khoa tây thương phẩm của nông dân Văn Chấn cho thu nhập kinh tế cao. (Ảnh: Hoàng Nhâm)
Khoa tây thương phẩm của nông dân Văn Chấn cho thu nhập kinh tế cao. (Ảnh: Hoàng Nhâm)

Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lạc mới như L14, L23, TB-25 trên cơ sở áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ở vụ thu đông 2010 để từ đó tìm ra biện pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện canh tác của người dân ở huyện Lục Yên, năm 2010, Trạm Khuyến nông Lục Yên đã được Hội đồng Khoa học công nghệ (KH&CN) huyện cho phép triển khai dự án khoa học cấp tỉnh ủy quyền cho cấp huyện quản lý: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình thâm canh và nhân giống một số giống lạc mới L14, L23 và TB-25 vụ thu đông năm 2010 tại huyện Lục Yên.

Kết quả cho thấy, năng suất của các giống lạc mới L14, L23, TB-25 đều cao hơn hẳn so với đối chứng là giống lạc đỏ địa phương, cao hơn từ 2,1 - 3,6 tạ/ha. Năng suất cao nhất là giống lạc L23 đạt 20,2 tạ/ha. Năng suất bình quân của các giống lạc mới cao hơn so với giống đối chứng (lạc đỏ) lần lượt như sau: giống lạc L14 cao hơn 17%; giống lạc L23 cao hơn 22%; giống lạc TB-25 cao hơn 13%.

Các yếu tố cấu thành năng suất như số quả/cây, quả chắc/cây, trọng lượng 100 quả, năng suất cá thể đều thể hiện các giống lạc mới có tỷ lệ cao hơn so với giống lạc địa phương. Vì vậy năng suất thu được của các giống lạc mới đã thể hiện sự khác biệt so với giống lạc cũ thường trồng.

Việc bón lót đủ lượng phân lân cho lạc theo đúng quy trình kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả hơn hẳn so với không sử dụng phân lân hoặc sử dụng phân NPK để thay thế. bón vôi 2 lần cho lạc sẽ mang lại hiệu quả hơn so với bón vôi 1 lần, bón phân kali cho lạc sẽ mang lại hiệu quả hơn hẳn so với không sử dụng kali. Áp dụng biện pháp lên luống cho lạc mang lại hiệu quả cao hơn so với việc trồng không lên luống, đặc biệt thể hiện rõ trong giai đoạn đầu khi gặp điều kiện bất thuận.

Che phủ cho lạc bằng rơm rạ mang lại hiệu quả, tác dụng tốt hơn so với không che phủ. Theo đó, các giống lạc mới L14, L23, TB-25 thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, phù hợp với trình độ thâm canh của địa phương, năng suất thu được cao hơn hẳn so với giống lạc địa phương, có thể mở rộng diện tích trồng và thâm canh trong những vụ sau.

Đồng thời qua kết quả này khẳng định đây là một giải pháp kinh tế kỹ thuật mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập trên diện tích đất canh tác, tạo ra sản phẩm hàng hóa, mang lại hiệu quả xã hội, góp phần thiết thực giảm nghèo cho người dân, chuyển biến tư duy làm ăn, nhất là việc áp dụng khoa học kỹ thuật, góp phần ổn định và phát triển vùng lạc hàng hoá của huyện Lục Yên.

Đỗ Văn Sơn

Các tin khác

YBĐT - Từ nguồn vốn thuộc Dự án của Sở Khoa học - Công nghệ, vừa qua Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trạm Tấu đã cấp cho 5 hộ gia đình ở thị trấn Trạm Tấu 60 đàn ong tổng trị giá hơn 36 triệu đồng.

Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) vừa có văn bản đề xuất tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng thép và xi măng, gỗ. Hiện đã có hàng loạt mặt hàng đang nằm trong diện tăng thuế.

Sáng 31/5, giá vàng trong nước tăng vọt lên 37,82 triệu đồng/lượng, tăng 100.000 đồng so với sáng 30/5.

Lễ khai trương nhà máy Dầu thực vật Quang Minh.

Nhà máy chiết xuất dầu và khô đậu tương đầu tiên tại Việt Nam vừa được khai trương tại tại KCN Lương Bằng, thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục