Công điện của Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Yên Bái về việc chủ động đối phó với cơn bão số 3

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/7/2011 | 9:05:51 AM

YBĐT - Ngày 28/7, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái đã có Công điện số 02/CĐ-PCLB, yêu cầu các thành viên Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động các biện pháp đối phó với bão và hoàn lưu sau bão số 3 (bão Nock-ten).

Một trường tiểu học tại thành phố Yên Bái chìm trong nước do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 2 năm 2010.
Một trường tiểu học tại thành phố Yên Bái chìm trong nước do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 2 năm 2010.

Sau đây là nội dung chi tiết:

Hồi 04 giờ ngày 28/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 117,9 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km.

Đây là cơn bão mạnh với sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12, kèm theo mưa to đến rất to, ảnh hưởng trực tiếp vào vùng biển và có khả năng đổ bộ vào đất liền nước ta. Căn cứ vào Công điện số 23/CĐ-VPTW hồi 9h ngày 27/7/2011 của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn về việc đối phó với bão NOCK-TEN, bão NOCK-TEN còn diễn biến phức tạp; để chủ động đối phó với bão và hoàn lưu sau bão, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái yêu cầu:

1.Các ngành và các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chỉ đạo, đối phó kịp thời, chính xác, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

2.UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và các đơn vị đóng quân trên địa bàn:

-Kiểm tra phương án phòng chống lụt bão tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, những vùng ven sông, ven suối, vùng thấp trũng bị chia cắt khi có lũ để có kế hoạch chủ động sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm. Kiểm tra cụ thể phương án 04 tại chỗ, trong đó chú trọng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn để phòng trường hợp mưa lũ lớn gây ra chia cắt dài ngày.

-Sẵn sàng các phương án đối phó với các tình huống mưa lớn, gây lũ, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước, nhân dân; hồ đập, nhà cửa, kho tàng.

-Rà soát, kiểm tra các trọng điểm xung yếu trên các hệ thống đê, kè, các công trình đang thi công để có phương án xử lý đảm bảo an toàn đê kè. Chuẩn bị các lực lượng, vật tư, thiết bị tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.

-Bố trí lực lượng cảnh giới tại các bến đò, đường tràn, những đoạn đường giao thông dễ bị ngập để hướng dẫn giao thông, cấm người và phương tiện qua lại những khu vực trên khi có dòng chảy xiết. Nghiêm cấm hoạt động đối với các phương tiện không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ các thiết bị cứu sinh. Cấm không cho người vớt củi, lội qua, đi bắt cá… trên các sông, suối khi đang có lũ.

3. Các sở, ngành theo chức năng chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các phương án chống bão, lũ.

4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền diễn biến của cơn bão. Cử cán bộ xuống các vị trí xung yếu để trực tiếp chỉ đạo khi có tình huống xảy ra. Tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ và thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Nhận được Công điện này yêu cầu chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan thành viên Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các ngành có liên quan triển khai ngay các nội dung trên.

Các tin khác

Thủ tướng yêu cầu việc tổ chức ngày Hợp tác xã Việt Nam hàng năm phải thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả, tránh hình thức...

Thủ tướng vừa ký quyết định, năm 2012 sẽ tổ chức tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp trên phạm vi cả nước. Đây là cuộc tổng điều tra thứ 4 về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp.

Rừng trồng ở xã Tân Lập (Lục Yên).

YBĐT - Nhờ tăng cường các giải pháp đồng bộ trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng mà số vụ vi phạm lâm luật ở Lục Yên (Yên Bái) đã giảm đáng kể. 6 tháng đầu năm, Hạt Kiểm lâm huyện phát hiện và xử lý 30 vụ vi phạm, giảm 9 vụ so với năm 2010.

Giá vàng mất mốc 4 triệu đồng/chỉ.

Giá vàng thế giới giảm đã khiến giá kim loại quý trong nước đồng loạt hạ hơn 10.000 đồng/chỉ, mất mốc lịch sử 4 triệu đồng/chỉ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục