Văn Chấn: Nhiều giải pháp phòng chống bão lũ

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/8/2011 | 9:30:51 AM

YBĐT - Mùa mưa bão năm nay, huyện Văn Chấn (Yên Bái) chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng chống, hạn chế tối đa những thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân.

Kè Ngòi Lung phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ được kè đá kiên cố.
Kè Ngòi Lung phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ được kè đá kiên cố.

Do  địa hình tự nhiên chia cắt mạnh, độ dốc lớn, lớp thảm thực vật bị tàn phá nghiêm trọng, khi mưa lớn đường thoát lũ thường bị tắc nên mùa mưa bão ở Văn Chấn thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Mùa mưa bão năm nay, huyện Văn Chấn chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng chống, hạn chế tối đa những thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân.
Thống kê hàng năm cho thấy, vào mùa mưa bão ở huyện Văn Chấn thường xảy ra tố lốc, lũ quét và sạt lở đất.

Trong đó, trọng điểm xảy ra bão lốc tập trung ở các xã: Đồng Khê, Sơn Thịnh, Nậm Lành; lũ quét thường xảy ra ở thôn Vực Tuần, Ngã Ba xã Cát Thịnh; thôn Lạn thôn Dù xã Chấn Thịnh. Khu vực có nguy cơ sạt lở đất ở các xã vùng trong như: Nậm Pươi, Nậm Búng, Gia Hội.

Đánh giá của Ban phòng chống bão lũ (PCBL) huyện Văn Chấn do địa hình chia cắt, độ dốc lưu vực và độ dốc sông suối lớn nên ở Văn Chấn có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất rất cao. Năm 2010, mưa bão đã làm 137 ngôi nhà ở bị sập đổ, hư hỏng; 200ha lúa và hoa màu bị vùi lấp, 19 công trình thủy lợi bị hỏng… thiệt hại ước khoảng 1 tỷ đồng. Mùa mưa bão năm nay, tại một số xã trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa to và lốc xoáy gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất của các hộ dân.

 Mới đây nhất do ảnh hưởng của cơn bão số 2, ở các xã Cát Thịnh, Chấn Thịnh, Nghĩa Sơn và An Lương do mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã tốc mái 26 nhà dân, vùi lấp, sạt lở một số đoạn kênh mương, thiệt hại ước tính 500 triệu đồng.

Để chủ động phòng, chống và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra, Văn Chấn đã tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống lũ quét, sạt lở đất. Xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai; cảnh báo sớm về mức độ nguy hại của bão lũ, tổ chức di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; nâng cao năng lực tổ chức ứng cứu, khắc phục thiên tai theo phương châm "bốn tại chỗ".

Ông Nguyễn Văn Toản, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Ngay từ đầu mùa mưa bão, huyện chỉ đạo các địa phương tập trung khơi thông gỡ bỏ những công trình vật cản lấn chiếm gây ách tắc dòng chảy;  kiểm tra các điểm xung yếu, ven sông suối có nguy cơ lũ quét cao, ta luy dễ sạt lở để có biện pháp di dời lên khu vực an toàn. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo kịp thời tình hình, diễn biến khi có mưa lũ xảy ra. Tại các xã đều có dụng cụ đo mưa và đài phát thanh cảnh báo sớm để giúp bà con chủ động phòng, tránh lũ quét, lũ ống”.

Hiện nay huyện Văn Chấn có trên 250 hộ dân đang cư trú gần những khu vực có nguy cơ về lũ quét, sạt lở như ven suối và chân taluy cao. Số hộ này tập trung chủ yếu ở các xã vùng ngoài và một số nơi vùng thượng huyện. Huyện Văn Chấn đã tập trung vận động người dân di dời ra khỏi các khu vực này, đồng thời chuẩn bị đầy đủ lương thực, vật tư, trang thiết bị để ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

Cùng với việc thông báo và kiên quyết di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm, huyện cũng chỉ đạo các cấp, các ngành các địa phương chuẩn bị tốt phương án PCBL bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc thông suốt và lực lượng cơ động ứng cứu khi cần thiết.

Đặc biệt ở khu vực ngòi Thia và suối Nhì vận động nhân dân mua sắm thuyền, bè, mảng để phục vụ cho việc di dời khi có tình huống xấu xảy ra. Tại các xã đều đã biết sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đo mưa đơn giản, cũng như các phương tiện ứng cứu. Đến nay, đã chuẩn bị được 161 chiếc áo phao, 84 phao tròn cùng các vật dụng khác như thuyền cứu hộ, nhà bạt, dây thừng, cuốc xẻng, xà beng… cùng với đó đã sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng cứu kịp thời khi mưa bão xảy ra.

Song để thực hiện tốt công tác PCLB, Văn Chấn cần khắc phục một số hạn chế như: lực lượng cũng như phương tiện cứu hộ tại các xã, thôn, bản còn thiếu và yếu; một bộ phận người dân còn chủ quan, vẫn sinh sống tại chân núi cao, ven sông suối, cá biệt một số hộ dân vẫn đi bắt cá, vớt củi khi có mưa lũ trên các suối lớn rất dễ gặp nguy hiểm khi có mưa lớn. Dự báo từ nay đến hết tháng 10 tình hình mưa bão còn nhiều diễn biến phức tạp, Ban phòng chống lụt bão các địa phương cần có biện pháp kiên quyết, kịp thời di dời những hộ dân sống ở vùng nguy hiểm ven suối, đề phòng hậu quả xấu xảy ra, trong những đợt mưa bão sắp tới.

Văn Thông

Các tin khác
Gấu đen châu Á trong rừng Chế Tạo.

YBĐT - Với sự giúp đỡ của Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), ngành kiểm lâm và chính quyền địa phương huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã có nhiều nỗ lực bảo tồn các loài và sinh cảnh sinh trưởng. Vấn đề đặt ra, là làm thế nào để "môi trường" của KBT thực sự an toàn và bền vững?

Nhiều mẫu xe sang, siêu xe về Việt Nam dưới dạng xe đã qua sử dụng.

Kể từ hôm nay, 15/8, thuế nhập khẩu ôtô dưới 9 chỗ ngồi đã qua sử dụng có dung tích xilanh từ 1.500cc trở lên sẽ phải chịu thuế nhập khẩu hỗn hợp gồm thuế tính theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối.

Lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đang từ từ giảm dần.

Không cần sự thúc ép từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay đang từ từ giảm dần. Nguyên nhân là do vốn huy động được đang “ứ” vì lãi suất quá cao.

Người dân xã Sơn A tích cực phát triển rau màu vụ ba, nâng cao thu nhập trên mỗi diện tích canh tác. (Ảnh: Ngọc Tú)

YBĐT - Thực hiện chức năng quyết định, Hội đồng nhân dân xã Sơn A (Văn Chấn) đã bám sát và cụ thể hóa nghị quyết của Đảng bộ xã để xây dựng, ban hành nghị quyết về các chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Các nghị quyết HĐND xã ban hành đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục