Cần thiết, tiếp nối, tạo đột phá

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/8/2011 | 9:39:06 AM

YBĐT - Ngoài hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải nằm trong diện 62 huyện nghèo được hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, tỉnh Yên Bái còn 39 xã, 157 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II trên địa bàn huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ.

Các hộ nghèo, cận nghèo nằm trong phạm vi áp dụng của dự án được hỗ trợ 1 lần 1 triệu đồng/hộ khi chăn nuôi lợn thịt thả chuồng với quy mô 5 con trở lên.
Các hộ nghèo, cận nghèo nằm trong phạm vi áp dụng của dự án được hỗ trợ 1 lần 1 triệu đồng/hộ khi chăn nuôi lợn thịt thả chuồng với quy mô 5 con trở lên.

 Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đặc biệt khó khăn như các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135 giai đoạn II, Chương trình 167, 134… Tuy nhiên, theo lộ trình, các dự án hầu hết đã kết thúc vào năm 2010 và kéo dài cũng chỉ đến năm 2012.

Mặt khác, nguồn lực đầu tư hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của các địa phương nên chuyển biến trong phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Bởi vậy, Nghị quyết về “Một số chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội áp dụng với các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2011 - 2015 ngoài các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải” vừa được kỳ họp thứ hai, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII thông qua hết sức cần thiết, là sự tiếp nối để giúp những địa phương đặc biệt khó khăn cũng như các hộ dân có điều kiện tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, vươn lên xóa nghèo.

Theo đó, các hộ gia đình, cá nhân sinh sống và làm việc trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn và các thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II trên địa bàn huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ sẽ được hỗ trợ kinh phí để phát triển sản xuất, chăn nuôi; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; hỗ trợ học phí đào tạo đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số...

Trong phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, chính sách hỗ trợ các hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ưu tiên cho các hộ nghèo và cận nghèo thêm 100.000 đồng/ha/năm, tổng kinh phí giao khoán bảo vệ không vượt quá 200.000 đồng/ha/năm; đối với các hộ trồng rừng sản xuất, mức hỗ trợ thêm ngoài chính sách hiện có của Nhà nước là 1 triệu đồng/ha; hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo nuôi gà thả vườn với quy mô từ 100 con trở lên là 1 triệu đồng/hộ; các hộ nghèo, cận nghèo nuôi lợn thịt thả chuồng với quy mô 5 con trở lên được hỗ trợ một lần 1 triệu đồng/hộ; hỗ trợ các hộ làm chuồng trại, chăn nuôi trâu, bò tập trung với quy mô đàn trâu từ 5 con trở lên, đàn bò 5 con trở lên, có diện tích trồng cỏ từ 300m2 trở lên là 4 triệu đồng/hộ; các hộ chuyển đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, diện tích chuyển đổi từ 300m2 trở lên được hỗ trợ 35 triệu đồng/ha.

Đối với phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, chính sách hỗ trợ người dân làm đường liên thôn, bản, đường tới các cụm dân cư với bề rộng nền đường từ 2,5m trở lên gắn với quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 là 40 triệu đồng/km; nếu có cống qua đường được hỗ trợ kinh phí xây dựng cống với mức tối đa không quá 15 triệu đồng/cống; hỗ trợ 1 triệu đồng/km đường cho văn phòng phẩm để lập hồ sơ thi công.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số đi học tại các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý như: trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề… không quá 350.000 đồng/học sinh theo thời gian học thực tế và không quá 10 tháng/năm học; hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số đi học tại các cơ sở đào tạo do Trung ương quản lý (trừ đối tượng học sinh học hệ cử tuyển) 500.000 đồng/học sinh/tháng theo thời gian học thực tế, không quá 10 tháng/năm học; hỗ trợ một lần với người thuộc diện hộ nghèo đi xuất khẩu lao động là 3 triệu đồng/người và hỗ trợ 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Tổng kinh phí thực hiện chính sách dự kiến khoảng 20 tỷ đồng/năm được bố trí từ nguồn ngân sách của tỉnh theo kế hoạch hàng năm. Đây thực sự là một cố gắng lớn của tỉnh, hướng tới mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững và tạo bước đột phá để đến năm 2015, tăng trưởng kinh tế của các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn tương đương với nhịp độ phát triển kinh tế bình quân của tỉnh.

 N.T

Các tin khác

YBĐT - Chương trình trồng tre lấy măng của huyện Trấn Yên được đánh giá là thành công là nhờ mối quan hệ gắn kết giữa nhà nước – doanh nghiệp - nông dân được phát huy.

Kể từ ngày 19/9, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành sẽ áp thuế bằng 2% trên giá đất.

Nghị định mới sẽ tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng thị trường tự do.

Tại buổi giao ban báo chí thường kỳ của Bộ Thông tin Truyền thông sáng nay (23/8), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình khẳng định cơ quan này đã và đang triển khai các biện pháp nhằm kiên quyết ổn định thị trường vàng trong nước.

Hoá đơn được in tại Công ty cổ phần In và Quảng cáo Đông Đô.

YBĐT - Thực hiện Nghị định số 51/CP của Chính phủ và Thông tư số 153 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, kể từ ngày 1/4/2011, tất cả các loại hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành không còn giá trị sử dụng, thay vào đó, các doanh nghiệp có quyền lựa chọn việc tự in hoặc đặt in hóa đơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục