Yên Bái khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/11/2011 | 2:47:16 PM

YBĐT - Yên Bái hiện có mạng lưới giao thông đường bộ rộng khắp với 6.703 km, trong đó có 4 tuyến quốc lộ với tổng số 377 km, 15 tuyến tỉnh lộ với tổng số 424 km, 5.694 km đường giao thông nông thôn - miền núi.

Bê tông hoá kênh mương đảm bảo nước tưới tiêu trên vùng cao Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải (Ảnh: A Mua)
Bê tông hoá kênh mương đảm bảo nước tưới tiêu trên vùng cao Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải (Ảnh: A Mua)

Toàn tỉnh có 3.147 công trình thuỷ lợi, trong đó gồm 186 hồ chứa, tưới tiêu cho 4.324 ha, 15 trạm bơm, 2.946 dạng đập dâng kênh dẫn tưới cho 14.214 ha; có 828 trạm biến áp với tổng công suất 42.068,5 KVA  phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Trên địa bàn có 593 trường học, 34 cơ sở y tế, trong đó có 17 đơn vị tuyến tỉnh, 9 trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố, 8 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 19 phòng khám đa khoa khu vực và 180 trạm y tế xã phường với tổng số 2.537 giường bệnh... 

Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết, nếu chúng ta không thực hiện tốt thì đây chính là rào cản cản trở sự phát triển.

Đơn cử như mạng lưới giao thông đường bộ, mặc dù được hình thành và phân bố tương đối hợp lý, song trên thực tế, ngoài các tuyến đường huyết mạch, hầu hết các tuyến đường vùng nông thôn miền núi của Yên Bái đều là đường đất, đá dăm nước, bê tông... với thiết kế chỉ dành cho phương tiện vận tải nhẹ phục vụ giao thông trong khu vực chưa được hoàn chỉnh, chưa có đường tiêu chuẩn kỹ thuật cao, hệ thống giao thông chưa thông xe trong 4 mùa.

Mùa mưa, mùa lũ nhiều đoạn bị ngập, hoặc sạt lở nghiêm trọng, còn thiếu tuyến đường ngang. Đặc biệt, nhiều tuyến đường liên thôn, xóm mặt đường hẹp không đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ giới hoá nông nghiệp và vận chuyển hàng hoá giữa các vùng ở khu vực nông thôn, miền núi.

Lục Yên là địa phương có phong trào làm đường giao thông vào loại tốt nhất tỉnh, 100% tuyến đường được đầu tư xây dựng từ năm 2006. Nhưng các tuyến đường không đạt về cấp độ đường, bất cập với nhu cầu phát triển hiện nay. Toàn huyện có 7 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 118,3 km, đến nay mới có 3 tuyến đường được ghi vốn, 4 tuyến chưa đầu tư xây dựng, từ đó có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất và nhu cầu đi lại của nhân dân.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện vẫn còn có 22 thôn, bản thuộc 8 xã chưa có điện lưới quốc gia; 11 xã chưa được đầu tư cần xây dựng trụ sở làm việc mới; và mặc dù tỷ lệ kiên cố hoá trường lớp học đạt 94,14% so với số phòng học hiện có, tuy nhiên  so với quy mô trường lớp hiện nay chưa đảm bảo nhu cầu thực tế.

Đoàn viên, thanh niên tình nguyện huyện Mù Cang Chải giúp dân mở đường giao thông liên thôn. (Ảnh: Chí Sinh)

Trong lĩnh vực y tế, dù 24/24 xã có trạm y tế với tổng số 124 giường bệnh, song đến nay cơ sở vật chất đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ. Trong khi đó trang thiết bị y tế chủ yếu được trang bị bằng nguồn xoá xã trắng của Bộ Y tế hay Đề án xây dựng chuẩn quốc gia về y tế, dự án UNFPA và một số dự án của tổ chức Phi chính phủ do đó không đồng bộ, thiếu các phương tiện hỗ trợ khám, chẩn đoán và cấp cứu ban đầu.

Cơ sở kinh tế hạ tầng thiếu và yếu là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của Lục Yên cũng như các địa phương khác của tỉnh Yên Bái.

Để đạt mục tiêu xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển trong khu vực miền núi phía Bắc, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh đề ra đó là: "Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm phát triển giao thông nông thôn".

Do đó giải pháp đặt ra là, cần làm tốt công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch cả ngắn và dài hạn, gắn quy hoạch với kế hoạch đầu tư phát triển ở từng xã, từng huyện, trên phạm vi toàn tỉnh.

Điều thuận lợi đó là chúng ta đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta cần làm tốt công tác quy hoạch từng và triển khai thực hiện đúng theo quy hoạch. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, thực hiện phân cấp quản lý cho các cơ sở theo hướng nâng cao chế độ, trách nhiệm của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án và các địa phương trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ, công khai quá trình đầu tư để nhân dân, các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị – xã hội giám sát, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng công trình, chống thất thoát, lãng phí.

Khó khăn nhất trong xây dựng cơ sở hạ tầng đó là nguồn kinh phí, khi nguồn đầu tư từ ngân sách có hạn thì việc các địa phương tranh thủ khai thác tốt các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, từ chương trình tài trợ WB, vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn xoá đói, giảm nghèo, các nguồn vốn phi chính phủ, doanh nghiệp hỗ trợ, đóng góp của nhân dân, cộng đồng, bằng tiền, vật tư, ngày công lao động…

Đồng thời cần tổ chức tốt việc phát triển quỹ đất, đẩy mạnh tổ chức đấu giá chuyển quyền sử dụng đất tạo nguồn kinh phí dành cho đầu tư phát triển. Đối với các công trình đầu tư sản xuất, tạo mọi điều kiện thực hiện các chính sách ưu đãi về thủ tục hành chính, mặt bằng sản xuất, hạ tầng kỹ thuật, môi trường, thuế, giá thuê đất… để thu hút doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào các cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Chỉ có xây dựng tốt cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội mới tạo tiền đề để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVII đã đề ra.

Nguyễn Đình

Các tin khác

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 10 với một trong nội dung quan trọng là yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 11 này.

Giá vàng lên mức 46,65 triệu đồng mỗi lượng.

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần (14/11), giá vàng trong nước tăng 150.000 đồng, lên mức 46,65 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá kim loại quý trên thị trường thế giới đang đi lên.

Nhân dân xã Bảo Hưng (Trấn Yên) thu hoạch chè Bát tiên.

YBĐT - Đảng bộ huyện Trấn Yên xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện từ nay đến 2015: Quy hoạch đầu tư xây dựng các trung tâm thị trấn Cổ Phúc, xã Báo Đáp, xã Hưng Khánh, Vân Hội để làm đòn seo phát triển toàn diện.

Tại lễ khai trương đã có 3 HTX đã được vay các khoản tín dụng ưu đãi đầu tiên từ Quỹ.

YBĐT - Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức khai trương Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục