Mù Cang Chải: Tăng giá trị hiệu quả sử dụng đất sản xuất

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/11/2011 | 3:14:41 PM

YBĐT - Những chuyển dịch đúng hướng trong sản xuất nông nghiệp đã giúp cho vùng cao Mù Cang Chải dần giải quyết hiệu quả “bài toán” lương thực. Năm 2011, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 21.500 tấn, tăng 7.721 tấn so với năm 2005 đưa mức lương thực bình quân đầu người tăng lên 400kg/năm.

Tổng sản lượng lương thực của huyện năm 2011 đã đạt 21.500 tấn nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
(Ảnh: Thanh Miền)
Tổng sản lượng lương thực của huyện năm 2011 đã đạt 21.500 tấn nhờ đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. (Ảnh: Thanh Miền)

Do đặc thù vùng cao, trên 91% dân số là đồng bào Mông, tập quán nhiều đời sản xuất lúa 1 vụ, vụ mùa là vụ lúa chính trong năm nên lương thực luôn là vấn đề “nóng” với Mù Cang Chải. Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ huyện xác định nông nghiệp vẫn là nền tảng để phát triển kinh tế vùng cao, trong đó sản xuất lương thực có tầm đặc biệt quan trọng. Chương trình hành động của Đảng bộ đã cụ thể hóa thành các mục tiêu, giải pháp cụ thể.

Năm 1991 là năm đầu tiên huyện Mù Cang Chải phát động phong trào thâm canh, tăng vụ bằng việc đưa giống lúa lai vào gieo cấy thử nghiệm vụ đông xuân. Trưởng phòng Nông nghiệp Nguyễn Thành Nho cho biết: “5 năm trở lại đây, phong trào trồng lúa đông xuân mới thực sự phát triển mạnh. Vụ đông xuân năm 2010- 2011, huyện gieo cấy 730ha, năng suất thu hoạch 45tạ/ha, sản lượng đạt 3.285 tấn.

Từ thành công này, đông xuân 2011-2012, Đảng bộ nghị quyết nâng diện tích gieo cấy lên 1.000ha, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ về diện tích, do vậy các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở đều chung tay vào cuộc. Đặc biệt, Chế Tạo là xã vùng sâu chưa bao giờ gieo cấy vụ đông xuân thì vụ đông xuân 2012 cũng chuẩn bị gieo cấy 10ha lúa nước và 20ha ngô trên đất ruộng một vụ”.

Với Mù Cang Chải, ngoài việc tăng diện tích vụ đông xuân thì vụ mùa hàng năm đã ổn định với diện tích 2.486ha, trên 80% diện tích là các giống lúa lai, năng suất trung bình năm 2011 đã tăng lên 40 tạ/ha.

Xã La Pán Tẩn là nơi thực hiện khá tốt việc tăng vụ, thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bên cạnh cây lúa, xã đã đưa cây đậu tương vào trồng xen canh ngô; trồng bắp cải, su hào và các giống rau địa phương, mỗi năm cung cấp ra thị trường trên 30 tấn. Ở xã Chế Cu Nha, trước đây bà con không trồng lúa vụ xuân nay xã đã có 40ha lúa nước được gieo cấy, năng suất cao tới 50 tạ/ ha.

Vụ mùa 2011, diện tích gieo cấy 128ha, năng suất đạt 42 tạ/ha, chưa kể bà con còn trồng được 97ha ngô, 20ha đậu tương, gần 20 ha rau màu đậu đỗ các loại. Năm 2011, toàn huyện đã trồng được 2.539 ha ngô, trên 350 ha đậu tương, gần 200 ha lạc, 350 ha sắn, trên 210 ha rau màu các loại - đây cũng là bước chuyển quan trọng trong sản xuất nông nghiệp vùng cao. Một chuyển động tích cực nữa từ cơ sở là việc tăng diện tích trồng ngô trên đất lúa nương.

Đồng chí Giàng A Của - Chủ tịch UBND xã Chế Cu Nha cho biết: “Thực hiện chủ trương của huyện chuyển đổi diện tích lúa nương sang trồng ngô, xã đã quy hoạch và đang chỉ đạo thực hiện chuyển đổi 47,49ha. Hiện bà con đã đăng ký diện tích chuyển đổi được 15ha, chúng tôi phấn đấu hết năm 2013 xóa bỏ toàn bộ diện tích lúa nương thay bằng cây ngô mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo.”

Trao đổi thêm về chương trình chuyển đổi này, đồng chí Vũ Tiến Đức - Phó bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết: “Đảng bộ đã có nghị quyết về chuyển 1.200ha đất trồng lúa nương sang trồng ngô và trồng sắn. Tới nay, đã có 12/14 xã thị trấn đăng ký chuyển đổi, diện tích lên tới 427ha, vượt kế hoạch đề ra trong vụ xuân 2012. Nhiều xã đăng ký với diện tích lớn như: Chế Tạo 82ha, Lao Chải 80ha, Nậm Có 50ha, Hồ Bốn 45ha, Cao Phạ 40ha… Huyện đang quyết tâm đến hết năm 2014 xóa bỏ toàn bộ diện tích lúa nương, thay vào đó chủ yếu bằng cây ngô và cây trồng khác.

Để có những mùa vụ thắng lợi, bên cạnh chuyển dịch về cơ cấu mùa vụ, cây trồng, huyện tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi. Hiện nay, đã có tới 541 công trình, trong đó 91 công trình do Nhà nước đầu tư, 450 công trình do nhân dân tự làm, cung ứng đủ nước tưới cho trên 97% diện tích lúa nước khi vào vụ.

Những chuyển dịch đúng hướng trong sản xuất nông nghiệp đã giúp cho vùng cao Mù Cang Chải dần giải quyết hiệu quả “bài toán” lương thực. Năm 2011, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 21.500 tấn, tăng 7.721 tấn so với năm 2005 đưa mức lương thực bình quân đầu người tăng lên 400kg/năm.

Thái Hưng

Các tin khác
Thu hái chè Shan tuyết ở Suối Giàng (Văn Chấn).
(Ảnh: H.N)

YBĐT - Thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã đạt kết quả đáng phấn khởi.

Nhân dân xã Chế Cu Nha kiểm tra ngô thu đông chuẩn bị cho thu hoạch.
(Ảnh: Thái Hưng)

YBĐT - Thực hiện các nghị quyết Đại hội Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, với giải pháp cụ thể và quyết tâm cao, hiện Đảng bộ huyện Mù Cang Chải đã lãnh đạo thực hiện đạt và vượt 21/26 chỉ tiêu của năm, dự ước tới cuối năm sẽ hoàn thành 23/26 chỉ tiêu năm, tạo đà cho năm 2012 và những năm tiếp theo.

Đầu tư ngoài ngành, kinh doanh gây thất thoát..., người sử dụng điện yêu cầu EVN phải minh bạch nguyên nhân các khoản lỗ.

Chiều 19-11, Bộ Công thương tổ chức họp báo công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2010. Theo Bộ Công thương, việc công bố giá thành điện năm 2010 là trên cơ sở thực hiện quy định về kiểm tra, xác nhận giá thành sản xuất, kinh doanh điện tại Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 25-8-2011.

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến biên giới phía Bắc vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là buôn lậu những mặt hàng than, khoáng sản, hàng tiêu dùng, thuốc lá, rượu, phân bón, thuốc trừ sâu...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục