Chống thất thu ngân sách nhà nước ở Yên Bái
- Cập nhật: Thứ hai, 28/11/2011 | 9:32:42 AM
YBĐT - Trong những năm qua, việc thực hiện Luật Quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã từng bước đi vào nề nếp và đạt được kết quả nhất định. >>Lục Yên tập trung thu ngân sách cuối năm / Văn Chấn nỗ lực thu ngân sách trong khó khăn
Người dân đã chấp hành nghiêm chỉnh thuế đất cho Nhà nước.
|
Hàng năm số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đều hoàn thành vượt dự toán mà Trung ương và tỉnh giao cho ngành Thuế, với số thu năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng một phần nhu cầu chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật thuế của một bộ phận người nộp thuế (NNT) còn hạn chế. Tình trạng thất thu về đối tượng nộp thuế, doanh thu tính thuế, nợ đọng, trốn thuế, gian lận thuế vẫn còn diễn ra. Sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế hoặc phối hợp xử lý các vi phạm về thuế có lúc, có nơi chưa được thường xuyên, chặt chẽ, làm giảm hiệu quả quản lý thuế trên địa bàn.
Để hạn chế những tồn tại này, ngày 17/8/2011, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Chỉ thị số 12/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, nợ đọng đối với các loại thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các sở, ngành để phát huy sức mạnh của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chống thất thu.
Theo đó, Cục Thuế tỉnh phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các sắc thuế, nguồn thu có dấu hiệu kê khai, hạch toán không đúng thực tế phát sinh, làm giảm số thuế phải nộp. Phối hợp với cơ quan hữu quan triển khai nhiệm vụ chống thất thu và thu hồi nợ thuế hiệu quả. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn NNT chấp hành chính sách thuế và quy định về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
Các Sở Tài chính, Công thương, Ngân hàng nhà nước tỉnh, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường theo chức năng nhiệm vụ tích cực triển khai các hoạt động liên quan đến quản lý và tăng nguồn thu ngân sách.
Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện để chỉ đạo cơ quan chuyên môn và xã, phường, thị trấn xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng thuế, hạn chế phát sinh nợ mới; điều tra thu nhập cá nhân của cá nhân hành nghề độc lập, doanh số khoán của hộ kinh doanh có dấu hiệu thất thu thuế để điều chỉnh doanh số, số thuế phải nộp sát với thực tế phát sinh.
UBND tỉnh Yên Bái cũng đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo chống thất thu gồm 13 thành viên và Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo, do ông Phạm Duy Cường - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban. Theo kế hoạch, Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc được chia làm 3 tổ chống thất thu năm 2011, gồm: chống thất thu trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; tăng cường quản lý các khoản thu từ đất; tăng cường quản lý nợ đọng thuế.
Từ ngày 20/11/2011, các tổ sẽ tiến hành điều tra, phân tích, thu thập thông tin lựa chọn các tổ chức, cá nhân SXKD để chống thất thu. Đến hết tháng 3/2012, sẽ tiến hành sơ kết thực hiện Chỉ thị năm 2011 và đề ra phương hướng thực hiện trong năm 2012.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đồng thời, phát hiện những điểm còn yếu, thiếu của NNT và của chính sách thuế để tăng cường công tác tuyên truyền, tham mưu sửa đổi chính sách phù hợp hơn với thực tế, góp phần hoàn thành mục tiêu thu ngân sách năm 2011 đạt 850 tỷ đồng trở lên như Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra.
Linh Nhung
Các tin khác
Bộ Tài chính vừa phân trần lại việc điều hành giá điện trước một thông tin bị hiểu nhầm khi Bộ trưởng trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội. Theo đó khẳng định, mức tăng giá bán điện sắp tới sẽ không cao hơn mức tăng 15,28%, không phải 4,6%.
Theo quyết định của Thủ tướng, Chính phủ thực hiện giảm 50% tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế.
Khi sử dụng ATM, chủ thẻ không được che mặt hoặc ngăn ngừa camera ghi hình. Nếu cố ý vi phạm, ngân hàng (NH) có quyền từ chối giao dịch.
Bộ NN-PTNT vừa thừa nhận, sau gần 10 năm thực hiện Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng và liên kết “4 nhà” đến nay chỉ có vài phần trăm nông sản được tiêu thụ qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân. >>Tre măng Bát độ: Thành quả của mối liên kết doanh nghiệp - nông dân