Công chức xã phải biết làm kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/12/2011 | 2:50:13 PM

YBĐT - Cán bộ công chức xã là cấp gần dân nên dứt khoát phải làm gương cho dân. Cán bộ mà không biết làm kinh tế thì nói sao dân nghe?

Phát triển kinh tế kết hợp trồng rừng, chăn nuôi và làm dịch vụ chế biến nông sản, mỗi năm gia đình anh Lý Văn Thước dân tộc Dao, thôn 7, xã Tân Đồng có thu nhập trên 100 triệu đồng.
(Ảnh: Hoài Văn)
Phát triển kinh tế kết hợp trồng rừng, chăn nuôi và làm dịch vụ chế biến nông sản, mỗi năm gia đình anh Lý Văn Thước dân tộc Dao, thôn 7, xã Tân Đồng có thu nhập trên 100 triệu đồng. (Ảnh: Hoài Văn)

“Là cán bộ công chức xã càng phải biết làm kinh tế”. Câu nói này tôi đã được nghe không ít cán bộ lãnh đạo địa phương bộc bạch khi nói về đời sống công chức xã, về sự đổi thay từng ngày của nông thôn miền núi. Suy nghĩ ấy của họ là rất thật và còn đúng với thực tế đời sống của công chức xã hiện nay khi mà người dân đang ngày một năng động hơn trong đổi mới tư duy làm kinh tế, đặc biệt nhạy bén với sự vận động của cơ chế thị trường và  giàu lên trông thấy.

Trần Xuân Bài, một cán bộ trẻ và năng động của xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên tâm sự: Nói công chức xã bây giờ nghèo so với dân có nhiều người cho là nói quá nhưng quả thật chỉ với hơn một triệu đồng lương tháng mà hầu như tuần nào cũng lên bản, xuống thôn vài ba lần như em hay bác trưởng Công an xã thì cũng chỉ đủ tiền xăng xe đi lại.  

Được ngày nghỉ hay rảnh rang lúc nào là em lao ngay lên rừng cùng mấy lao động thuê mướn phát ven làm cỏ chăm cho đồi tre măng Bát độ và gần chục ha bồ đề.

Mấy bác cán bộ lãnh đạo địa phương cũng vậy, ở trụ sở thì thế chứ cứ về đến nhà là đều thành nông dân thực thụ. Như vợ chồng em cũng xoay xở đủ nghề, từ khi xã chưa có người làm dịch vụ xay xát thì em đã làm, rồi chạy xe vận tải vận chuyển gỗ thuê và hàng hóa cho bà con... Vợ nấu rượu nuôi lợn, còn em tranh thủ đem rượu giao buôn cho mấy nhà hàng ngoài thành phố kiếm thêm đồng chi tiêu sinh hoạt gia đình…

Giờ chỉ nhà nào có nhiều rừng là giàu thôi! Nông dân không nghèo đâu, bởi tiền tiết kiệm trị giá vài trăm triệu, thậm chí là tiền tỷ họ có đấy nhưng đều gửi cả trên rừng quế, rừng bồ đề. Cũng nhờ bán 1 ha rừng mà em mới có tiền đi học nâng cao trình độ để về làm Phó Công an xã như bây giờ. Cán bộ công chức xã là cấp gần dân nên dứt khoát phải làm gương cho dân. Cán bộ mà không biết làm kinh tế thì nói sao dân nghe? nhất là với đồng bào dân tộc càng phải cụ thể, thực tế.

Quả thật, đời sống của nông dân Yên Bái đang khá lên từng ngày. Ví như Tân Đồng, xã mới ra khỏi Chương trình 135 của huyện Trấn Yên nhưng đời sống của đại bộ phận người dân đã được cải thiện đáng kể. Không biết có phải vì biết làm ăn mà gần chục hộ nông dân trong xã lại đang chuẩn bị đi học lái xe ô tô?

Anh Phí Văn Chí - Phó chủ tịch UBND xã cho hay, hiện Tân Đồng đã có 20 hộ có  ô tô các loại. Ngoài 18 xe vận tải chuyên làm dịch vụ vận chuyển hàng hoá phục vụ nhân dân trong vùng thì 2 hộ là nông dân chính hiệu đã mua được xe ô tô con - điều mà trước đây chưa từng có ở xã vùng sâu này. Thực tế là lao động nông thôn ở nhiều địa phương trong tỉnh giờ không thiếu việc làm. Nhiều nông dân ở Tân Đồng cho rằng, kiếm trăm nghìn đồng tiền mặt một ngày không còn là chuyện khó.

Một yến lá quế bỏ đi vơ vội trên nương, tư thương đến tận nhà mua đã có gần 20 nghìn đồng; một công phát nương cũng không dưới 150 nghìn đồng/ngày… bởi lẽ các dịch vụ chế biến nông lâm sản ở địa phương đang phát triển rất mạnh, thu hút và giải quyết việc làm cho không ít lao động nông nghiệp trong vùng. Vậy nên không chỉ có người trồng rừng giàu mà những người làm dịch vụ ăn theo từ kinh tế đồi rừng, nhất là đời sống của người dân địa phương cũng được cải thiện đáng kể.

Anh Chí chia sẻ: “Thực ra chỉ có công chức xã là đang nghèo so với dân. Công chức địa phương như tôi được coi là giàu có ở xã bởi tôi có 30 ha rừng trồng và trên bốn chục cây quế trị giá gần chục triệu đồng/cây... nhưng không phải công chức xã nào ở Tân Đồng cũng được như thế. Bởi vậy để không tụt hậu với dân về phát triển kinh tế thì chính công chức xã lại càng phải học hỏi để biết cách làm giàu từ dân”. 

Phạm Minh

Các tin khác
Gia đình ông Triệu Quý Ninh có trên 10 ha quế từ 5 đến trên 20 năm tuổi.

YBĐT - Đến nay, hầu hết người dân Hoàng Thắng (Văn Yên) đều sống được bằng nghề rừng. Cả xã gần 30 - 40% số hộ có nhà xây kiên cố và thu nhập cao cũng đều từ kinh tế đồi rừng nhất là từ trồng quế.

Hãng tư vấn nguồn nhân lực ECA – International vừa công bố kết quả xếp hạng những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và châu Á. Theo đó, thủ đô Hà Nội đứng ở vị trí thứ 41 ở khu vực châu Á và thứ 217 trên thế giới.

Tổ trưởng tổ trồng rừng thôn 11 Bùi Thế Phiệt khai thác quế trồng ở trang trại của gia đình.

YBĐT - Tiếp tục phát triển rừng và chế biến gỗ rừng trồng giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết số 03 của Huyện ủy Trấn Yên, Đảng ủy, chính quyền xã Quy Mông đã cụ thể hóa Nghị quyết tại các thôn đồng thời đưa ra các giải pháp thực hiện.

Trả lời câu hỏi về việc kinh doanh xăng dầu của Petrolimex thực chất lỗ hay lãi, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, trong các năm từ 2006 - 2010 đều lỗ, trừ năm 2009.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục