Mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở thị xã Nghĩa Lộ

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/12/2011 | 9:20:02 AM

YBĐT - Những năm gần đây, ngành thương mại - dịch vụ của thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã có sự tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.

Mô hình du lịch cộng đồng ở xã Nghĩa An thu hút nhiều du khách quốc tế.
Mô hình du lịch cộng đồng ở xã Nghĩa An thu hút nhiều du khách quốc tế.

Xác định đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, Đảng bộ thị xã đề ra mục tiêu đến năm 2015, thương mại - dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng 18,8% trở lên, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 1.300 tỷ đồng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng từ 16 - 17%.

Nằm ở vị trí cửa ngõ miền tây, thị xã Nghĩa Lộ hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi từ vị trí địa lý, hạ tầng cơ sở đến truyền thống văn hóa để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, thương mại.

Bà Lê Thị Kim Hoa - Trưởng phòng Kinh tế thị xã cho biết: “Từ thời pháp, Nghĩa Lộ đã có các hoạt động thương mại rất sầm uất. Đặc biệt, nơi đây vẫn còn lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc. Trong đó tiêu biểu là người Thái với những áo cỏm, khăn piêu, dây xà tích cùng những điệu xòe, hội Hạn Khuống, Xên Mường làm đắm say lòng  người”.

Đến “Nghĩa Lộ phố”, du khách không những được thăm Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Căng - đồn Nghĩa Lộ mà còn được thưởng thức những món ăn đậm đà phong vị dân tộc như cá suối, rêu đá, xôi ngũ sắc, thịt trâu khô...

Theo bà Hoa, để thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển, thị xã đã tăng cường thu hút đầu tư thông qua việc tạo hàng lang thông thoáng cho các doanh nghiệp từ mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho đến thủ tục vay vốn, tích cực tham gia các chương trình hội chợ, quảng bá sản phẩm, tăng cường các hoạt động quản lý thương mại như xử lý hàng giả, kém chất lượng, đo lường chất lượng sản phẩm…

Từ những giải pháp tích cực trên, ngành thương - mại dịch vụ đã có sự phát triển mạnh mẽ, tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 2011 ước đạt 850 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2006. Hiện nay, Nghĩa Lộ đã hình thành nhiều điểm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc như: Khu du lịch sinh thái Hoa Tây Bắc, khu vực làng nghề xã Nghĩa An, điểm du lịch cộng đồng… thu hút trung bình mỗi năm trên 7.000 khách du lịch trong và ngoài nước.

Đã đi qua nhiều địa danh du lịch nổi tiếng vùng tây bắc nhưng gia đình anh Albert Feher đến từ Úc vẫn thấy ấn tượng với mảnh đất và con người Mường Lò hơn cả. Anh chia sẻ: “Vùng đất này thật trong lành! Ở đây có những làng quê, cánh đồng với những dãy núi bao phủ xung quanh thật đẹp. Đến đây gia đình tôi có thể được cùng ăn, cùng ngủ tại một nhà với người dân, hai đứa con tôi cũng có thể chơi đùa với bọn trẻ ở đây”.

Ông Lường Lãng - Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa An cho biết: “Hiện xã đang xây dựng 2 mô hình du lịch cộng đồng, trung bình mỗi năm thu hút khoảng 200 lượt khách, đa phần là khách ngoại quốc. Trong tương lai, địa phương sẽ nhân rộng mô hình này để thu hút khách du lịch”.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thị xã có tới 1.217 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ trên tất cả các lĩnh vực nhà hàng, nhà nghỉ, đồ nội thất, đồ điện, đồ gia dụng, điện tử... Hàng năm các cơ sở kinh doanh này nộp ngân sách hàng tỷ đồng. Là một trong những khách sạn lớn nhất trên địa bàn tỉnh, khách sạn Nghĩa Lộ có hệ thống phòng nghỉ, khu vực giải trí, xông hơi - massage sang trọng đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Ông Nguyễn Hải Toàn - Giám đốc khách sạn cho biết: “Khách sạn có tổng số 60 phòng nghỉ với các loại phòng tiêu chuẩn và phòng Vip, có thể phục vụ tối đa được 120 khách. Hàng năm khách sạn thu hút và phục vụ từ 10-15 nghìn lượt người với doanh thu đạt trên 5 tỷ đồng/năm”. Với sự phát triển mạnh mẽ, ngành thương mại - dịch vụ đã vươn lên chiếm gần 56% trong cơ cấu kinh tế của thị xã, trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tiếp tục chuyển dịch kinh tế theo hướng phát triển đô thị, thị xã Nghĩa Lộ đang phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, thương mại - dịch vụ, du lịch hàng đầu ở khu vực phía tây của tỉnh, hướng đến xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III vào năm 2020.

 Hùng Cường

Các tin khác

Vietnam Airlines cho biết, kể từ 15/12 tới, hãng sẽ điều chỉnh giá vé máy bay nội địa theo khung giá mới. Theo đó, các đường bay nội địa sẽ tăng giá từ 15-20% tuỳ theo đường bay.

Ảnh minh họa.

Ngày 6/12, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 2196/CT-TTg về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản.

Phát triển kinh tế kết hợp trồng rừng, chăn nuôi và làm dịch vụ chế biến nông sản, mỗi năm gia đình anh Lý Văn Thước dân tộc Dao, thôn 7, xã Tân Đồng có thu nhập trên 100 triệu đồng.
(Ảnh: Hoài Văn)

YBĐT - Cán bộ công chức xã là cấp gần dân nên dứt khoát phải làm gương cho dân. Cán bộ mà không biết làm kinh tế thì nói sao dân nghe?

Gia đình ông Triệu Quý Ninh có trên 10 ha quế từ 5 đến trên 20 năm tuổi.

YBĐT - Đến nay, hầu hết người dân Hoàng Thắng (Văn Yên) đều sống được bằng nghề rừng. Cả xã gần 30 - 40% số hộ có nhà xây kiên cố và thu nhập cao cũng đều từ kinh tế đồi rừng nhất là từ trồng quế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục