Nâng cao hàm lượng KHCN trong nông lâm sản:

Kỳ vọng trước thềm năm mới

  • Cập nhật: Chủ nhật, 1/1/2012 | 9:31:42 AM

YBĐT - Những năm qua, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thuộc Sở KHCN Yên Bái đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, thực nghiệm, trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân Yên Bái, góp phần thực hiện tốt chủ trương đưa KHCN vào vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Kỹ sư của Trung tâm kiểm tra quá trình sinh trưởng của nấm Linh chi.
Kỹ sư của Trung tâm kiểm tra quá trình sinh trưởng của nấm Linh chi.

Năm 2011, cùng với hoàn thành các đề tài, dự án (ĐTDA) chuyển tiếp của những năm trước, Trung tâm đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn chuyển giao các ĐTDA khoa học, đồng thời triển khai 5 ĐTDA mới, trong đó đáng chú ý là các dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất nấm hàng hóa tại tỉnh Yên Bái”, “Xây dựng mô hình trồng cỏ Guatemala làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc tại huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu”, “Lưu giữ giống lợn rừng bản địa có giá trị kinh tế góp phần bảo tồn lưu giữ nguồn gen phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển chăn nuôi”.

Tuy đã nỗ lực vượt qua khó khăn về kinh phí đầu tư cho các dự án khoa học nhưng kết quả trong năm 2011 hết sức khiêm tốn bởi trong điều kiện cụ thể hiện nay của Yên Bái, đầu tư cho KHCN chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Đó chính là hạn chế của một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Yên Bái, hầu hết các sản phẩm nông - lâm nghiệp của tỉnh chưa có giá trị cao, hàm lượng KHCN trong hàng hóa chưa rõ nét.

Sẽ khó hơn nữa khi thực hiện Nghị định 96/2010/NĐ-CP và Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ, đến năm 2013, Trung tâm phải hoạt động theo hình thức tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên. Giám đốc Trung tâm ứng dụng KHCN Trần Ngọc Thư trăn trở: “Những năm gần đây, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đơn vị đã tính toán tiến hành chuẩn bị theo hướng có được cơ sở nghiên cứu và sản xuất đồng bộ, tranh thủ một số dự án nâng cao năng lực trang thiết bị, công nghệ mới. Đặc biệt, Trung tâm coi trọng việc đào tạo đội ngũ, nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới”.

Làm khoa học phải thực việc, đội ngũ phải chuyên sâu mới có thể chuyển giao hiệu quả công nghệ đến tay người sản xuất. Đồng thời những sản phẩm làm ra tận dụng được nguyên liệu địa phương và mang giá trị của KHCN. Nhờ cách làm đó, Dự án “Thâm canh tổng hợp khoai môn” đã thực hiện được trên tổng diện tích 3 ha tại hai huyện Lục Yên và Yên Bình.

Công nghệ làm nấm và giống nấm do Trung tâm sản xuất đã đến với người dân Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái và một số địa phương khác. Từ nấm ăn, hiện Trung tâm đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mua công nghệ sản xuất nấm dược liệu, tận dụng nguyên liệu mùn cưa để làm ra các sản phẩm chính như: nấm Linh chi, nấm đầu khỉ, mộc nhĩ đen.

Tới đây, khi đủ điều kiện cho một phòng nuôi cấy mô giống hiện đại, đơn vị tiếp tục nghiên cứu, xây dựng mô hình nhân giống và phát triển giống hoa lan Hồ Điệp theo hướng sản xuất hàng hóa tại Yên Bái. Với trình độ nuôi cấy mô của đội ngũ cán bộ và sự hợp tác với các trung tâm trong nước, cũng như chia sẻ với những nhà khoa học nước ngoài, Trung tâm có thể làm ra các giống cây, con đặc thù, đáp ứng nhu cầu người sản xuất. 

Ông Thư cho biết thêm: “Nếu điều kiện cho phép, Trung tâm sẽ là nơi thực hiện sản xuất giống gốc, giống chất lượng cao với giá thành hạ rồi chuyển giao công nghệ. Người nuôi trồng sẽ hình thành những mô hình sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Trung tâm sẽ là nơi nghiên cứu, chế biến để thu mua sản phẩm của người dân, tìm kiếm đối tác và thị trường tiêu thụ”.

Trước thềm năm mới 2012, Trung tâm vừa trình tỉnh phê duyệt xây dựng Trại thực nghiệm rộng 12 ha, trong đó có trung tâm KHKT hiện đại trên địa bàn xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái, dự kiến đầu tư khoảng 60 tỷ đồng. Tại đây sẽ vừa nghiên cứu, chuyển giao, vừa sản xuất hàng hóa, tập trung vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp và công nghệ sinh học.

Quy trình đào tạo, chuyển giao KHCN sẽ tiến hành tại Trung tâm, làm sao để người học thành thạo quy trình từ thử nghiệm đến sản xuất, nhằm giúp họ nắm được và chủ động quá trình nuôi trồng. Khi những dự án sản xuất hàng hóa khó triển khai hiệu quả trong nông dân do cơ sở vật chất khó khăn, trình độ KHKT chưa cập, thì đây có thể là một kỳ vọng của địa phương đối với những người làm KHCN và đây cũng là hướng đi cần thiết nhằm nâng cao giá trị của nông - lâm sản Yên Bái.

Minh Quang

Các tin khác
Toàn tỉnh đã có trên 450 trang trại chăn nuôi đang sản xuất, góp phần cải tiến phương thức chăn nuôi và nâng cao giá trị sản xuất.

YBĐT - Đứng trước hàng loạt khó khăn như: thiên tai, dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao, thiếu vốn sản xuất... nhưng chăn nuôi theo hướng hàng hóa năm qua trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn ổn định, xuất hiện nhiều trang trại doanh thu bạc tỷ.

Từ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người Dao ở Trần Yên đã thoát nghèo nhờ phát triển kinh tế rừng.

YBĐT - Năm 2011, với rất nhiều chính sách của Đảng và Chính phủ ưu tiên quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã và đang từng bước được cải thiện.

YBĐT - Những người trồng bưởi Đại Minh (Yên Bình - Yên Bái) chẳng mấy ai giữ lại nhiều bưởi trong nhà. Bưởi đã thành hàng hóa, thành hàng chục, hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. Bưởi mang lại niềm vui cho người dân Đại Minh.

(Nguồn internet)

Ngày 30.12, giá vàng giảm 120.000 - 320.000 đồng/lượng so với ngày 29.12. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC công bố giá mua vàng miếng SJC còn 40,8 triệu đồng/lượng, giá bán còn 41,8 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục