Đầu tư công cho “tam nông” ở Yên Bình

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/3/2012 | 9:21:12 AM

YBĐT - Sau hơn 5 năm (từ 2006 – 2010) và năm 2011, tổng nguồn vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông) trên địa bàn huyện Yên Bình (Yên Bái) đạt trên 140 tỷ đồng. >>Các đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Yên Bái giám sát tình hình đầu tư công cho "tam nông"

Nhân dân xã Đại Minh, huyện Yên Bình tham gia làm kênh mương nội đồng theo phương châm
Nhân dân xã Đại Minh, huyện Yên Bình tham gia làm kênh mương nội đồng theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Ảnh MQ

 Trong đó, từ nguồn ngân sách Trung ương trên 67 tỷ đồng, nguồn ngân sách địa phương trên 40 tỷ đồng, Công trái giáo dục trên 32 tỷ đồng và vốn trái phiếu Chính phủ. Các nguồn vốn này đã được bố trí đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, các chương trình mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.

Nguồn vốn từ các chính sách đầu tư công vào địa bàn huyện Yên Bình đã được triển khai kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong từng giai đoạn, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện.

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm đạt 14%, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tính riêng phần địa phương quản lý: tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm 43% (giảm 7%); công nghiệp xây dựng 25% (tăng 5%) và thương mại dịch vụ là 32% (tăng 2%) so với năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 15,5 triệu đồng, tăng 3 lần so với năm 2006.

Một số kết quả cụ thể như: đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới được 62 công trình thuỷ lợi với nguồn vốn trên 12,6 tỷ đồng đảm bảo tưới chủ động cho trên 1.700 ha ruộng 2 vụ; đầu tư xây dựng được 104 công trình thuộc hệ thống đường giao thông nông thôn với nguồn kinh phí là trên 146 tỷ đồng; hệ thống lưới điện được đầu tư trên 18 tỷ đồng với 17 công trình.

Đến nay, 100% số xã trên địa bàn huyện đã có điện lưới quốc gia; quy mô mạng lưới trường học được ổn định và phát triển, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu học tập của con em trên địa bàn; y tế nông thôn được đầu tư cơ bản, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân.

Với tổng vốn trên 5,7 tỷ đồng được đầu tư theo quyết định 167 và 67 của Chính phủ đã làm 449 nhà giúp huyện cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà dột nát cho các hộ nghèo và hộ chính sách; lĩnh vực nông nghiệp đã làm thay đổi cơ bản tập quán canh tác, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi mùa vụ, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đặc biệt là về giống, trong đó lúa lai chiếm trên 85%.

Trên địa bàn đã hình thành một số vùng sản xuất chuyên canh, thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa nhiều mô hình đạt hiệu quả cao như: trồng lạc dưới cos, trồng chè cành, trồng rừng, chăn nuôi thủy sản, gia súc gia cầm… góp phần đưa bình quân giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác ước đạt trên 45 triệu đồng.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái làm việc tại huyện Yên Bình.

Mặc dù vậy nguồn lực thực hiện chính sách đầu tư công còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cần đầu tư đặt ra; mức vốn cho nông nghiệp còn thấp không đủ để thực hiện các chỉ tiêu theo quy hoạch nên việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; một số dự án đầu tư cho “tam nông” còn chậm tiến độ và giảm hiệu quả đầu tư do thiếu vốn; các công trình dự án đầu tư đều mang lại hiệu quả tốt song công tác quản lý, khai thác, bảo dưỡng sau đầu tư còn nhiều hạn chế nên nhanh xuống cấp và kém dần hiệu quả. Việc bố trí nguồn vốn cho quản lý sau đầu tư và công tác quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu…

Trong khi đó kinh tế nông nghiệp ở Yên Bình vẫn còn là nền kinh tế tự cung tự cấp là chủ yếu, quá trình chuyển dịch sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa diễn ra chậm, chưa thật vững chắc, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; quy hoạch đô thị, xây dựng nông thôn tại các xã trên địa bàn hầu như không có và chủ yếu được phát triển tự phát; thủy lợi mới chỉ đáp ứng được việc tưới tiêu lúa nước; chất lượng đường giao thông nông thôn nhiều nơi còn thấp chủ yếu phục vụ dân sinh, chưa đảm bảo phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa…

Về công nghiệp có bước phát triển, song chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện còn sản xuất manh mún, chất lượng sản phẩm chưa cao, chủ yếu là sơ chế; cơ chế chính sách thu hút khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực “tam nông” còn hạn chế…

Từ những bất cập và khó khăn đó, trong cuộc giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội về việc thực hiện các chính sách, pháp luật về đầu tư công cho “tam nông” giai đoạn 2006 - 2010 và năm 2011, Yên Bình đã kiến nghị trực tiếp với Đoàn đại biểu Quốc hội và tỉnh tiếp tục hoàn thiện, ban hành một số luật có liên quan trực tiếp đến “tam nông”.

Phát triển chế biến gỗ rừng trồng giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở thị trấn Yên Bình.

Chính phủ nghiên cứu phê duyệt thêm một số chương trình đầu tư quốc gia mới cho lĩnh vực này và đảm bảo cân đối đủ vốn hỗ trợ cho các địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới; tiếp tục đầu tư chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; bổ sung cơ chế chính sách để thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, tổ chức phi chính phủ đầu tư cho lĩnh vực “tam nông”.

Huyện Yên Bình đề nghị tỉnh tiếp tục thực hiện phân cấp và giao quyền chủ động cho cấp huyện, xã được tự cân đối phân bổ kế hoạch vốn theo nhu cầu thực tế của địa phương theo thứ tự ưu tiên đầu tư hàng năm; cho chủ trương giải pháp sử dụng đất trồng cà phê cũ được chuyển mục đích sử dụng… Có như vậy mới tạo điều kiện để các chính sách pháp luật về đầu tư công ở Yên Bình thực sự đạt hiệu quả và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

N.T

Các tin khác
Chăm sóc đàn nái ngoại tại Trung tâm giống vật nuôi (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ).

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và nông thôn cho biết thời gian gần đây cơ quan chuyên môn đã phát hiện một số nơi người chăn nuôi dùng chất cấm để tạo nạc cho lợn.

Chế biến hải sản xuất khẩu tại Công ty Hai Thanh - KCN Hiệp Phước (TPHCM).

Không chỉ khó khăn do khu vực này thắt chặt chi tiêu mà EU còn là một trong những thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khắt khe.

Để mở rộng quy mô chăn nuôi, nguồn vốn vẫn đang là cái khó đoàn viên Nguyễn Thị Trang, thôn Quảng Mạc, xã Yên Hợp.

YBĐT - Huyện Văn Yên hiện có 20.500 ĐVTN sinh hoạt tại 53 cơ sở đoàn. Những năm qua, phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân lập nghiệp có những chuyển biến, thế nhưng những mô hình thanh niên lập thân lập nghiệp vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay và chỉ ở những xã vùng thấp, còn vùng cao hầu như không có.

Khai trương Văn phòng đại diện VietnamGold tại Lào.

Thành lập Công ty 100% vốn Việt Nam với tên giao dịch VietnamGold- Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam tại Lào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục