Đổi mới Sơn Thịnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/5/2012 | 3:00:18 PM

YBĐT - Xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn hôm nay đã và đang có những đổi thay kỳ diệu...

Chủ tịch UBND xã Hà Xuân Hải nhớ lại: “Trước đây, cả xã có trên 2 ngàn hộ dân thì có tới 50% hộ đói, nghèo. Những ngôi làng của người Mường, người Mông vắng lặng, ruộng đất ít, mỗi nhân khẩu chỉ được vài chục thước, thế là họ lại dắt nhau đi đến những ngọn núi cao khác để chặt phá rừng. Điện không, đường đi lại giữa các thôn bản chủ yếu là đường mòn, trình độ dân trí hạn chế, sản xuất manh mún, lạc hậu lắm".

Trước thực trạng đó, lãnh đạo xã đã xác định tập trung vào thâm canh lúa nước, sản xuất chè và trồng cây ăn quả. Thế là cán bộ, đảng viên xuống từng thôn bản, hộ dân vận động trồng rừng, đầu tư thâm canh diện tích lúa nước, trồng chè, trồng cây ăn quả.

Xác định được hướng đi, xã phối hợp với cán bộ kỹ thuật mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. 136 ha lúa ruộng được gieo cấy hai vụ đã lên xanh tốt, cơ cấu giống chuyển dịch mạnh mẽ bằng lúa lai, lúa thuần chất lượng cao.

Mức đầu tư phân bón, phòng trừ sâu bệnh được chú trọng, nhờ vậy năng suất ngày một nâng lên: nếu như năm 1990 mới chỉ đạt 60 tạ/ha, thì nay đã đạt trên 12 tấn/ha. Vừa trồng lúa, nhân dân còn tích cực trồng chè mỗi năm 5-10 ha, đến nay toàn xã đã có 212 ha.

Chè ở đây năng suất khá cao, bình quân 90 tạ/ha, giá chè ổn định nên mỗi năm người dân cũng thu được trên 4 tỷ đồng. Nếu Văn Chấn là thủ phủ của chè thì thôn Thác Hoa, xã Sơn Thịnh là nơi có những đồi chè mẫu năng suất đạt cao nhất tỉnh, bình quân 12-14 tấn/ha.

Cùng với phát triển cây lúa, cây chè, nhân dân trong xã còn tận dụng đất đai ven nhà, đất đồi rừng để trồng cây nhãn, có những thời điểm diện tích nhãn toàn xã lên trên 500 ha. Nhờ cây nhãn mà cuộc sống nhân dân có nhiều đổi thay, nhiều gia đình trở nên giàu có cũng từ cây nhãn.

Hàng năm cứ vào vụ thu hoạch nhãn cả xã lại nhộn nhịp xe lớn, xe nhỏ của tư thương đi thu mua nhãn, nhiều hộ còn xây dựng xưởng sản xuất long nhãn ngay tại địa phương vừa giải quyết việc làm, thu nhập cho bà con lại nâng cao giá trị kinh tế.

Thời hưng thịnh nhất mỗi năm sản lượng nhãn đạt không dưới 600 tấn, bán thu về hàng chục tỷ đồng. Nhân dân trong xã còn phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn khá mạnh, giá trị thu từ chăn nuôi hàng năm cũng đạt hàng tỷ đồng.

Hiện nay, nhiều hộ đang thực hiện nuôi bò bán công nghiệp, lợn hướng nạc phát huy hiệu quả rất tốt. Ngoài ra còn có 50 hộ dân trong xã tham gia sản xuất đá mỹ nghệ, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu đạt trên 2 triệu đồng/người/tháng.

Từ một xã nghèo, đến nay Sơn Thịnh đã trở thành khá của huyện với trên 30% số hộ có thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm, hàng trăm hộ có nhà xây kiên cố, xe máy thì hầu như nhà nào cũng có. Vui hơn cả là đã làm thay đổi cách nghĩ, cách làm mới trong đại bộ phận nhân dân về phát triển kinh tế theo hướng hàng hoá, đó là nền tảng để cho Sơn Thịnh bứt phá đi lên.

Ngọc Trúc

Các tin khác

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa hoàn thành việc kiểm tra 111 cây cầu, trong đó có 35 cầu yếu có nguy cơ cao về mất an toàn khi khai thác theo đề xuất của các khu quản lý đường bộ và các sở GTVT địa phương.

Vàng giảm về vùng giá 41 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng trong nước phiên sáng nay (9.5) đồng loạt lao dốc khi giảm tới 700.000 đồng/lượng, về mốc 41 triệu đồng/lượng. Hiện giá vàng đã xuống mức thấp nhất trong vòng 9 tháng qua (kể từ đầu tháng 8/2011).

Financial Times ngày 9-5 đưa tin, Hội nghị Giám đốc Điều hành Sở Giao dịch Chứng khoán Sàn chứng khoán các nước ASEAN đã thông báo từ tháng sau, hệ thống giao dịch giữa các sàn chứng khoán của 6 nước ASEAN sẽ bắt đầu kết nối hệ thống.

Cán bộ kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn bà con nông dân cách bảo quản cây giống. Ảnh: Thanh Miền

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, các huyện, thị trong tỉnh đã trồng được trên 7.426 ha rừng vụ xuân, đạt 49,5% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục