Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đất chuyên trồng lúa nước
- Cập nhật: Thứ hai, 14/5/2012 | 8:45:36 AM
Đồng thời hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Hỗ trợ 100% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất trồng lúa mới khai hoang.
|
Đây là nội dung trong Nghị định 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Ngoài việc được hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm, người sản xuất lúa còn được hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Cụ thể, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70%; mức hỗ trợ là 50% khi sản xuất lúa bị thiệt hại từ 30-70%.
Đồng thời, ngân sách Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng thành đất trồng lúa hoặc cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước; mức chi phí do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định. Hỗ trợ 100% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất trồng lúa mới khai hoang. Hỗ trợ 70% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất lúa khác được cải tạo thành đất chuyên trồng lúa nước. Ngoài ra, sẽ ưu tiên hỗ trợ chi phí bảo hiểm sản xuất lúa theo quy định.
Nghị định còn nêu rõ, việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước phải đáp ứng 3 điều kiện. Đó là, phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng; phải có phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện trong thuyết minh tổng thể của dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định phải có phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng theo quy định.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2012.
(Theo VOV)
Các tin khác
Theo Hiệp hội Sản xuất phân bón, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng ngày càng tăng, không chỉ gây thiệt hại cho người nông dân mà còn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, gây ô nhiễm môi trường, đến các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc.
YBĐT - Hơn 40 năm qua, cây chè đã gắn bó với đời sống của người dân Yên Bái và được xác định là loại cây công nghiệp kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, đặc biệt là đặc sản chè Shan tuyết Suối Giàng của huyện Văn Chấn.
YBĐT - Hiện đã bắt đầu vụ chè, trên địa bàn huyện Trấn Yên (Yên Bái), một số cơ sở đã thu mua chè búp tươi với sản lượng nhỏ, sản lượng chè khô chủ yếu do các hộ dân tự thu hoạch và chế biến thủ công.
Ngày 10/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành kiểm tra hàm lượng formaldehyde trên rau quả.