Sản xuất công nghiệp vẫn trong cơn ảm đạm

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/6/2012 | 10:43:23 AM

YBĐT - Mặc dù Nhà nước đã có một số điều chỉnh chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tỉnh Yên Bái cũng có những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên với những khó khăn đang hiện hữu, sản xuất công nghiệp của tỉnh đến nay vẫn trong cơn ảm đạm.

Theo ông Lê Đình Nhiên - Trưởng phòng Kế hoạch Sở Công thương Yên Bái, để hỗ trợ doanh nghiệp, thu nhập doanh nghiệp Nhà nước đã quy định lãi suất cho vay đã được quy định trần lãi suất 15% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 với các nội dung chính hỗ trợ doanh nghiệp như: gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất giảm 50% tiền thuê đất; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012; đồng thời đẩy nhanh thực hiện, giải ngân vốn đầu tư...

Đối với Yên Bái, tỉnh đã mở Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với các giải pháp cụ thể. Tuy nhiên những giải pháp này chưa phát huy ngay được hiệu quả, vì vậy theo dự ước hết 6 tháng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 1.622 tỷ đồng bằng 41,5% kế hoạch năm.

Tìm hiểu được biết, bước vào năm 2012, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục gặp những khó khăn gay gắt hơn năm 2011 do ảnh hưởng kéo dài của lạm phát, của các giải pháp kiềm chế lạm phát... Vì vậy đánh giá kết quả sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm cho thấy sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng, song đạt thấp hơn so với bình quân những năm trước, đạt thấp so với kế hoạch được giao và có những dấu hiệu thiếu ổn định.

Cụ thể giá trị sản xuất công nghiệp hết 5 tháng ước đạt 1.303 tỷ đồng, bằng 33,4% kế hoạch năm, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: công nghiệp Trung ương quản lý ước đạt 342 tỷ đồng, đạt 31,3% kế hoạch năm tăng 8,2% so với cùng kỳ; công nghiệp địa phương quản lý ước đạt 890 tỷ đồng, đạt 33,6% kế hoạch năm, tăng 20,4% so với cùng kỳ; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 71 tỷ đồng đạt 70% kế hoạch năm, tăng 73,1% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,274 triệu USD, bằng 40,7% kế hoạch năm, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt khá (ước đạt 3.125 tỷ đồng, bằng 44,65% kế hoạch năm, tăng 29,8% so với cùng kỳ) song chủ yếu do tình hình tăng giá, lạm phát mang lại.

Theo các chuyên gia đánh giá, hết tháng 6/2012 và từ nay cho đến cuối năm,các doanh nghiệp trong tỉnh sẽ tiếp tục gặp khó khăn do chi phí đầu vào và tình trạng lạm phát tăng; tình trạng thiếu vốn cho sản xuất và đầu tư do việc vay vốn của các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, lãi suất vốn vay cao chưa thể giảm nhanh trong thời gian ngắn; tình hình thanh toán công nợ rất chậm gây ra tình trạng căng thẳng về vốn; thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá bán sản phẩm tăng chậm...

Đời sống người lao động bị ảnh hưởng nặng do sản xuất đình đốn.

Ngoài những khó khăn chung trên, các nhóm doanh nghiệp của tỉnh còn gặp những khó khăn riêng, trong đó nhóm doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong thực hiện các thủ tục gia hạn và cấp phép khai thác mới các mỏ; còn thị trường thu hẹp do tạm dừng xuất khẩu quặng sắt, chì kẽm, đá khối, do ảnh hưởng của biện pháp thắt chặt chi tiêu công...

Nhóm sản xuất chế biến lâm nông sản thực phẩm thiếu vốn lưu động để thu mua nguyên liệu nông lâm sản tới kỳ thu hoạch, cạnh tranh thu mua nguyên liệu gặp bất lợi; thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, một số sản phẩm chế biến nông lâm sản chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, giá bán thấp, chịu nhiều rủi ro.

Ông Bùi Minh Lực  - Tổng giám đốc Tổng công ty TNHH Hoà Bình Minh:


Do lạm phát hiện nay giá trị đầu tư đầu vào tăng gấp 3 lần, trong khi đó giá thành sản phẩm hạ, càng đầu tư càng lỗ. Vì vậy việc triển khai giúp đỡ doanh nghiệp với các giải pháp cụ thể là hết sức cần thiết. 

Ông Nguyễn Văn Cương - Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình:

Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn các tổ chức tín dụng cần có những biện pháp giúp doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, cũng như có giải pháp để giãn, hoãn nợ vay và nợ lãi...  

Các nhà máy thủy điện nhỏ tình trạng khô hạn thiếu nước, không phát huy được công suất; giá mua điện còn thấp và chậm được thanh toán. Các dự án đầu tư chậm hợp đồng được vốn tín dụng chậm triển khai dự án, chậm tiến độ... Vì vậy nếu không có những đột biến nhiều khả năng  chúng ta sẽ không hoàn thành kế hoạch  sản xuất công nghiệp của năm là trên 3.800 tỷ và khó hoàn thành chỉ tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu cả năm là 40 triệu USD.

Để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đạt chỉ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại ông Bùi Minh Lực - Tổng giám đốc Tổng công ty  Hoà Bình Minh đại diện các doanh nghiệp kiến nghị các ngân hàng tập trung cơ cấu lại các nguồn vốn, hạ lãi suất theo quy định tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp được vay vốn phát triển sản xuất.

Ngành tài chính, thuế nhanh chóng triển khai thực hiện giãn giảm thuế cho doanh nghiệp sau khi có thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, xem xét lại một số cách tính một số khoản thuế như thuế tài nguyên, tiền thuê đất, phí môi trường... cho hợp lý, có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể gửi cho các doanh nghiệp.

Còn ông Vũ Thanh Nghị - Phó giám đốc Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái cho rằng, các ngành cần có giải pháp cụ thể giúp đỡ cho doanh nghiệp. Cụ thể như đối với ngành bảo hiểm - xã hội  cần vận dụng thu bảo hiểm xã hội theo luật và trên cơ sở tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đỡ căng thẳng về vốn, tạo điều kiện để cán bộ, công nhân trong các doanh nghiệp được hưởng kịp thời các chính sách chế độ bảo hiểm.

Đặc biệt, để giúp đỡ các doanh nghiệp vượt khó khăn, các ngành chức năng của tỉnh cần nhanh chóng triển khai Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ với các nội dung chính hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời cần tập trung làm tốt công tác cải cách hành chính, giải quyết các thủ tục nhanh gọn, tránh phiền hà cho các doanh nghiệp...

Còn đối với doanh nghiệp, việc chủ động trong chiến lược sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại doanh nghiệp, có kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế, chủ động kinh doanh những ngành có lợi thế có điều kiện phát triển ở quy mô hợp lý; tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

Bên cạnh đó là việc tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước, chuẩn bị tốt các điều kiện để được hỗ trợ để vượt qua khó khăn ổn định sản xuất, đồng thời nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp và thực hiện tốt các quy định của nhà nước, của tỉnh trong sản xuất kinh doanh... là  những việc cần làm lúc này.

Đình Tứ

Các tin khác
Sức tiêu dùng giảm mạnh khiến CPI tháng Sáu rơi vào giảm phát.

Sau 40 tháng liên tục tăng ở ngưỡng dương, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng Sáu đã bắt đầu giảm phát với mức âm 0,26% và là mức tăng thấp nhất so với các tháng Sáu kể từ 2003 lại đây. Đây là thông tin được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/6.

Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng trong tháng 6. Đơn vị: triệu USD

Việt Nam có thể đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 53 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, trong khi nhập siêu mới bằng hơn 10% cùng kỳ năm ngoái.

Ảnh chỉ có tính minh họa

Bộ Tài chính vừa công bố kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011–2015. Theo đó, 93 doanh nghiệp Nhà nước sẽ được cổ phần hóa trong năm 2012.

Ảnh minh họa.

YBĐT - Trong khi nhiều người dân đầu tư trồng cây ăn trái và nhiều loại cây rau màu khác thì bà Hà Thanh Mây, tổ 22, phường Nguyễn Phúc (thành phố Yên Bái) lại về quê ngoại là xã Phúc Lộc thuê đất lúa kém hiệu quả để cải tạo trồng ớt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục