Chi cục Thuế thành phố Yên Bái: Tăng thu ngân sách từ lĩnh vực chế biến gỗ rừng trồng

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/6/2012 | 9:33:27 AM

YBĐT - Thực hiện Chỉ thị số 12/2011 của UBND tỉnh Yên Bái về việc tăng cường công tác quản lý chống thất thu, nợ đọng đối với các loại thuế, phí, lệ phí và các khoản thu ngân sách Nhà nước, Chi cục Thuế thành phố Yên Bái đã tập trung chỉ đạo các bộ phận chuyên môn triển khai công tác chống thất thu đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh gỗ rừng trồng.

Nhiều cơ sở sản xuất chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn thành phố Yên Bái đã góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương.
Nhiều cơ sở sản xuất chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn thành phố Yên Bái đã góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương.

Ông Nguyễn Trung Nam- Đội phó đội nghiệp vụ tuyên truyền và hỗ trợ dự toán, Chi cục Thuế thành phố Yên Bái cho biết: “Tính đến thời điểm đầu năm 2012, toàn thành phố có 39 cơ sở chế biến và kinh doanh gỗ rừng trồng. Các cơ sở này thực hiện nộp thuế khoán tại các đội thuế, tập trung tại các xã: Âu Lâu 13 cơ sở, Hợp Minh 6 cơ sở, Minh Bảo 7 cơ sở, Tân Thịnh 3 cơ sở... Tuy nhiên, số thuế quản lý đối với các hộ kinh doanh này được ấn định mức khoán từ năm 2004 nên rất thấp so với thực tế”.

Theo sổ thuế quản lý trên sổ bộ thuế của Chi cục Thuế thành phố, hàng tháng 39 cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ rừng trồng chỉ nộp thuế cho Nhà nước trên 11 triệu đồng, chủ yếu là thuế giá trị gia tăng. Với mục tiêu giúp các cơ sở, kinh doanh chế biến gỗ rừng trồng nắm vững các chính sách pháp luật thuế và làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, Chi cục Thuế thành phố đã ban hành Quyết định số 92/QĐ-CCT về việc thành lập đoàn kiểm tra khảo sát, doanh thu tính thuế đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ rừng trồng năm 2012 trên địa bàn.

Ông Phạm Thanh Hải - Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố Yên Bái cho biết: “Đoàn kiểm tra của Chi cục đã phối hợp với UBND các xã, phường tiến hành điều tra, khảo sát  trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ rừng trồng (chủ yếu là gỗ ván bóc) trên toàn địa bàn, tập trung vào các nội dung: kiểm tra sản lượng thành phẩm bán ra, giá bán trên 1m3 thành phẩm, tổng số lao động bình quân trong tháng, các khoản chi phí phí như: sản lượng nguyên liệu mua vào bình quân tháng, chi phí giá vốn bình quân, tiền lương trả cho người lao động, chi phí tiền điện thắp sáng, điện thoại, chi phí lãi vay phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và các khoản chi phí khác... Thu nhập đạt được bình quân 1 tháng sau khi đã trừ chi phí. Về phía các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến gỗ đã tự thực hiện kê khai trên tờ khai tình hình sản xuất, kinh doanh gửi đoàn kiểm tra”.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra và bản tự kê khai của người nộp thuế làm cơ sở để đấu tranh về doanh số nhằm điều chỉnh mức thuế khoán phù hợp với doanh số thực tế phát sinh. Ngày 08/5/2012, Chi cục Thuế thành phố đã tiến hành tổ chức cuộc họp công khai về việc ấn định mức thuế khoán đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ rừng trồng trên toàn địa bàn, thành phần tham dự gồm: đại diện lãnh đạo Chi cục Thuế, Đội Quản lý thị trường, Hạt Kiểm lâm và UBND các xã, phường cùng các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến gỗ.

Trong cuộc họp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ đã được nghe lãnh đạo cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán cơ quan thuế đã xây dựng và dự kiến điều chỉnh, công khai doanh thu tính thuế, mức thuế phải nộp, kết quả thu nộp đối với từng cơ sở kinh doanh.

Mức thuế khoán mới điều chỉnh được thực hiện ngay kể từ kỳ lập bộ thuế tháng 5/2012. Đồng thời cơ quan thuế cũng giải thích những thắc mắc, khiếu nại của các cơ sở  kinh doanh về thu nộp ngân sách, tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn các quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Qua một thời gian quyết liệt triển khai công tác chống thất thu thuế đối với lĩnh vực chế biến, kinh doanh gỗ rừng trồng trên địa bàn đã thu được kết quả đáng khích lệ.

Trước đây, tổng số thuế mà 39 cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ rừng trồng trên địa bàn thực hiện nộp thuế khoán chỉ có trên 11 triệu đồng/tháng thì nay đã tăng lên 47,7 triệu đồng/tháng. Điển hình như hộ ông Bùi Xuân Viết, thôn Đồng Đình, xã Âu Lâu trước đây nộp thuế khoán 300.000 đồng/tháng thì nay tăng lên 2,1 triệu đồng/tháng, hộ ông Tăng Văn Đức, thôn 6 xã Hợp Minh trước đây nộp thuế khoán 300.000 đồng/tháng nay tăng lên 2,4 triệu đồng/tháng...

Ông Phạm Thanh Hải cho biết thêm: “Một số cơ sở mới ra hoạt động đã được cơ quan thuế tuyên truyền, hướng dẫn và yêu cầu làm các thủ tục cần thiết để đăng ký kinh doanh, đăng ký cấp mã số thuế, kê khai nộp thuế theo quy định và đưa vào quản lý thuế đối với hoạt động này đạt hiệu quả”.

Quang Thiều

Các tin khác
Lực lượng quản lý thị trường, cảnh sát giao thông, cảnh sát kinh tế phối hợp kiểm tra hàng hóa.

YBĐT - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Yên Bái với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 127/địa phương đã tăng cường sự phối hợp với các cấp, các ngành trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, quản lý lâm sản, khoáng sản.

Việc huy động vốn bằng vàng sẽ chấm dứt ngày 25-11-2012.

Ngày 25-6, Ngân hàng (NH) Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các NH chỉ phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng với khối lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu chi trả theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả.

Gần 2 tuần sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hạ trần lãi suất huy động xuống còn 9% ở các kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài trên 12 tháng các ngân hàng được tự thỏa thuận, thị trường ghi nhận nhiều đợt lãi suất lên, xuống ở các ngân hàng thương mại (NHTM).

Chế biến thủy sản xuất khẩu.

Ngày 25/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 6 ước đạt 2,5 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sáu tháng đầu năm ước đạt 13,67 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục