Đổi thay trên đất chiến khu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/6/2012 | 2:48:22 PM

YBĐT - Trong những ngày cuối tháng 6 lịch sử, chúng tôi có dịp trở lại xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) để thăm lại chiến khu cách mạng xưa, nơi đã ghi dấu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Yên Bái ngày nay. Khác với những gì chúng tôi nghĩ trước khi đến, các di tích lịch sử vẫn còn nguyên đó nhưng Việt Hồng đã thay da đổi thịt rất nhiều.

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm cho thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/năm của gia đình anh Lò Văn Trường - Bản Nả, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên.
Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm cho thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/năm của gia đình anh Lò Văn Trường - Bản Nả, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên.

Về thăm Việt Hồng, giờ không còn phải đi trên những con đường mấp mô sỏi đá, bùn lầy mà thay vào đó là những con đường bê tông, trải nhựa phẳng lỳ kéo dài về đến tận từng thôn, xóm. Là vùng đất “kín”, xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi, trước đây đã có lúc Việt Hồng bị mất đi rất nhiều những “mảng mầu xanh” bao phủ nhưng nay đã trở lại tốt tươi hơn trước rất nhiều.

Với diện tích rừng tự nhiên phòng hộ và rừng tự nhiên sản xuất chiếm diện tích hơn 2.200ha, chủ yếu trồng tập trung các loại cây: keo, mỡ, bồ đề… Hàng năm, thu lợi từ rừng cũng đem lại hàng tỷ đồng cho người dân nơi đây.

Không chỉ biết khai thác tiềm năng, thế mạnh từ rừng, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi giống, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Đảng bộ, chính quyền xã Việt Hồng đã tích cực vận động nhân dân sản xuất thâm canh tăng vụ, đưa các loại cây, con giống mới vào nuôi, trồng thử nghiệm và cũng đã có được những kết quả đáng mừng.

Nếu như trước đây ở Việt Hồng, đa số người dân chỉ nuôi, trồng manh mún, nhỏ lẻ thì nay toàn xã cũng đã đến 30- 40 mô hình chăn nuôi, trồng trọt có quy mô và đầu tư theo hướng sản xuất hàng hoá.

Anh Lò Văn Trường - chủ trang trại lợn ở bản Nả, xã Việt Hồng cho biết: “Năm 2010, được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, gia đình đã được tham gia vào dự án nuôi 100 con lợn và được vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển chăn nuôi. Qua 2 năm làm thử nghiệm, gia đình tôi nhận thấy nuôi lợn đã đem lại nguồn thu nhập tương đối cao và ổn định cho gia đình. Trung bình, mỗi năm trừ các khoản chi phí, gia đình cũng thu 50- 70 triệu đồng tiền lãi từ bán lợn”.

Song song với đẩy mạnh phát triển nông - lâm nghiệp, đến nay hoạt động thương mại, dịch vụ, phát triển các ngành, nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (sản xuất đồ mộc, cơ khí, ván ép...) trên địa bàn xã Việt Hồng cũng đã có bước phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày và giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Hiện tại, ở Việt Hồng đang có gần 10 cơ sở thu mua và chế biến gỗ rừng trồng với công suất hàng chục m3 mỗi ngày, hàng năm những cơ sở này cũng góp đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Hồng ngày một tăng và chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Hồng đạt mức 12%/năm; cơ cấu nông nghiệp chiếm 65%, công nghiệp - xây dựng chiếm 15%, dịch vụ 22%; thu nhập bình quân đầu người đạt mức gần 10 triệu đồng/năm; 90% các hộ gia đình đã có xe máy và phương tiện nghe nhìn; 70- 80% gia đình có nhà vững chãi, kiên cố…

Kinh tế có bước phát triển đã giúp cho đời sống vật chất, tinh thần người dân Việt Hồng được nâng lên rõ nét. Bên cạnh việc thường xuyên được tham gia sinh hoạt vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao trong các dịp lễ, tết do chính quyền địa phương tổ chức, bà con nhân dân nơi đây còn  luôn được các ban, ngành, đoàn thể xã quan tâm, giúp đỡ mọi mặt, nhất là đối với những gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh neo đơn…

Ông Hoàng Hữu Điệp - Phó chủ tịch UBND xã Việt Hồng cho biết: “Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng anh hùng, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Việt Hồng sẽ tiếp tục ra sức thi đua lao động sản xuất, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Đồng thời, sớm triển khai các bước trong lộ trình xây dựng nông thôn mới để đưa Việt Hồng trở thành một trong những xã phát triển khá của huyện Trấn Yên nói riêng và của tỉnh nói chung”.

H.O

Các tin khác
Nông dân xã Hán Đà thu hoạch chè.

YBĐT - Mấy năm nay, xã Hán Đà, huyện Yên Bình (Yên Bái) nở rộ loại hình dịch vụ chế biến chè nhỏ lẻ. Thay vì được đưa đi đến các nhà máy chế biến lớn, chè lại được chở ngược về làng, chế biến tại các lò quay mini thành chè khô.

Ảnh minh họa.

"Nếu trong thời gian tới có tăng giá điện, thì việc điều chỉnh này luôn dựa trên những số liệu đã được kiểm toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)".

Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam đã khảo nghiệm thành công nhiều giống cao su có khả năng chịu rét như: IAN 873, RRIV 124, RRIV 1… phù hợp với điều kiện khí hậu các tỉnh miền núi phía Bắc.

Đồng chí Phạm Duy Cường - Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình tái đàn lợn sau dịch bệnh tại xã Hạnh Sơn.

YBĐT - Dịch bệnh tai xanh xuất hiện và bùng phát tại 10 xã của huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã khiến 3.629 con lợn mắc bệnh, trong đó có 2.496 con bị chết. Dù đến thời điểm hiện tại dịch bệnh đã được khống chế, song di chứng mà nó để lại vẫn đang khiến các cấp, chính quyền và người dân gặp nhiều khó khăn trong tái đàn, phục hồi sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục