Bài học chọn giống

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/10/2012 | 3:26:20 PM

YBĐT - Là tỉnh miền núi với tiềm năng kinh tế đồi rừng vô cùng to lớn, Yên Bái đã coi trọng phát triển kinh tế đồi rừng với nhiều chính sách được triển khai nhằm hỗ trợ người nông dân. Tuy nhiên, vì cả những do khách quan và chủ quan, công tác trồng rừng vẫn luẩn quẩn trong việc lựa chọn giống cây.

Giống keo tai tượng phát triển tốt trên các đảo hồ Thác Bà.
Giống keo tai tượng phát triển tốt trên các đảo hồ Thác Bà.

Năm 1990, vì quá ngưỡng mộ những "cây quế vàng" (một cây quế dầu được định giá bằng lượng vàng ở Văn Yên) nên một anh bạn ở Trấn Yên đã phá bỏ vườn tạp quanh nhà để trồng 300 cây quế.

Để cho chắc ăn anh ấy còn lên hẳn vườn ươm của Hạt Kiểm lâm huyện mua quế, giống về trồng. Trồng xong vườn quế anh này còn cẩn thận trồng mấy chục cây keo vòng quanh làm hàng rào. Thời gian qua đi, năm 2008 anh quyết định khai thác vườn quế và đúng thời điểm đó giá quế hạ thê thảm. Thân, lá quế cũng chẳng ai mua, lại cộng thêm tội vạ giống quế mà anh chọn trồng là giống quế Trung Quốc: lớn nhanh, lá to, màu xanh mỡ màng nhưng lại rất kém tinh dầu.

Ngược lại, hơn 20 cây keo trồng làm hàng rào ấy, cây nào cũng to như thùng gánh nước, thẳng tắp và cao vút, thợ mộc gọi vui là "dàn người mẫu", trả giá hơn 20 triệu đồng. Vậy là tiền bán hàng keo lớn gấp đôi tiền bán cả đồi quế.

Giá quế vỏ giữ nguyên ở mức vài nghìn đồng/kg trong khi cây quế lớn rất chậm đã khiến người nông dân chán quế. Ngay cả vùng Đại Sơn, Viễn Sơn của Văn Yên… phong trào trồng quế cũng giảm. Nhưng đó là chuyện đã cũ, khoảng 3 năm trở lại đây, giá quế vỏ khô (loại thường) đã ổn định ở mức từ 25.000 - 32.000 đồng/kg.

Đặc biệt, thân quế được các thương lái Hà Tây, Hải Phòng lên thu gom, giá khoảng trên dưới 1 triệu đồng/m3. Bà con trồng quế bây giờ khoái nhất là lá quế. Với việc hàng loạt các nhà máy chế biến tinh dầu quế ra đời đã biến lá quế từ thứ bỏ đi, là mối nguy hại cho môi trường và nguy cơ cháy rừng rất cao trở thành mặt hàng bán chạy; hiện các nhà máy thu mua lá quế để nấu dầu với giá trên dưới 2.000 đồng/kg, cây quế lập tức trở lại ngôi vị số một trong việc lựa chọn giống cây để trồng rừng.

Số phận cây quế lúc thăng, lúc trầm nhưng hiện đang có kết cục đẹp. Còn các giống cây lâm nghiệp khác như bồ đề, bạch đàn, keo… thì hẩm hiu hơn. Bồ đề là giống cây bản địa, năng suất khá cao, giá tương đương các loại cây khác nên bà con thích trồng nhưng qua mấy đợt dịch sâu ăn lá, lại cộng với cách làm giản đơn như: chỉ cần đốt nương xong là cây sẽ mọc, bà con tiến hành chặt bỏ những cây khác, trồng dặm chỗ mất khoảng… thế là xong.

Kiểu thâm canh thấp như thế lại cộng với giống cây thoái hoá nên nương bồ đề chỉ lớn nhanh và đều trong vòng 3 năm đầu, sau đó là thân gầy guộc, cong queo… khi thu hoạch sản lượng thấp, gỗ xấu nên tiền ít. Loại bỏ cây bồ đề, bà con đẩy mạnh trồng cây bạch đàn, giống bạch đàn thân trắng năng suất thấp cũng không được chấp nhận, thay vào đó là giống bạch đàn mô, thân đỏ, năng suất cao.

Nông dân khắp nơi tập trung trồng cây bạch đàn mô và diện tích bạch đàn cũng tăng rất mạnh. Thật tiếc, cây bạch đàn là thứ hại đất, các nhà chuyên môn cảnh báo không nên trồng với diện tích lớn, càng không nên trồng thâm canh nhiều lứa trên một đơn vị diện tích; đặc biệt, mấy lứa bạch đàn đầu trồng ở Yên Bái chỉ có một cửa tiêu thụ duy nhất là bán nguyên liệu cho Nhà máy Giấy Bãi Bằng (thời điểm đó nghề bóc gỗ chưa ra đời và phát triển) thế là bà con chán bạch đàn.

Ngay từ khi diện tích bạch đàn còn rất lớn thì những nương keo đã xuất hiện và phát triển nhờ cây keo dễ bán, chỉ phần ngọn và thân nhỏ mới đem cân nguyên liệu, phần thân có chu vi lớn được dùng làm nguyên liệu đóng đồ nội thất, rồi nhà sàn gỗ keo, các lò mộc ở thành phố, thị trấn còn đóng sa lông kiểu Đồng Kỵ bằng gỗ keo! Nhờ thế giá gỗ keo tăng vù vù, loại to nhất, giá lên tới 2,6 triệu đồng/m3.

Tạm biệt bạch đàn, nông dân khắp nơi trồng cây keo, có lúc vì thiếu hiểu biết người ta còn đưa cả cây keo lai lên những nương đồi có độ dốc quá cao để trồng và chỉ  được vài năm là gió, bão làm gẫy sạch, bài học đắt giá ấy đã được bà con rút kinh nghiệm! Chỉ có giống keo tai tượng, nhất là giống keo tai tượng nhập từ Úc về, độ thuần chủng rất cao, cây ít sâu bệnh, phân cành ít và muộn nên năng suất, chất lượng gỗ tốt được bà con lựa chọn.

Thế mới thấy người nông dân thật vất vả. Sản xuất kinh doanh mà chỉ làm theo phong trào, chẳng được dự báo hay đánh giá nghiên cứu thị trường trước khi đầu tư mà đa dạng hoá giống cây lâm nghiệp là việc nhất thiết phải làm.                

Tấn Đạt

Các tin khác
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

Tính đến cuối tháng 9/2012, cả nước có 117 doanh nghiệp hội đủ các điều kiện để xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo Nghị định 109/2010, kể từ ngày 1/10/2012 cả nước chỉ có 100 đầu mối được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, như vậy đã có 17 doanh nghiệp bị dôi ra!

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.

Nông dân xã Bảo Hưng thu hái chè Bát Tiên.

YBĐT - Với 2.200 ha chè, Trấn Yên là huyện có vùng nguyên liệu chè đứng thứ 2 toàn tỉnh. Chè được coi là cây công nghiệp chiếm ưu thế và là một trong những sản phẩm hàng hóa chủ lực của huyện đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động, góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Ngày 9-10, tại công văn 13693 về công tác điều hành giá xăng dầu trong thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính cho biết chưa thể điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục