Yên Bái sắp cán đích trồng rừng
- Cập nhật: Thứ sáu, 19/10/2012 | 10:30:56 AM
YBĐT - Tính đến hết ngày 15/10, toàn tỉnh Yên Bái đã trồng mới trên 14 ngàn ha rừng, đạt gần 94% kế hoạch, trong đó có 5.798 ha keo hạt, keo lai, 2.792 ha quế, 2.440 ha bồ đề, mỡ còn lại là tre Bát độ, sơn tra và trồng cây phân tán.
Khai thác đến đâu nhân dân tổ chức trồng mới rừng luôn đến đó.
|
Song, với những cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của ngành nông nghiệp, các huyện, thị, thành phố cùng với sự nỗ lực của các thành phần kinh tế, đến ngày 15/10/2012, toàn tỉnh đã trồng được trên 14 ngàn ha rừng, đạt trên 94% kế hoạch, nhiều địa phương đạt trên 100% kế hoạch đề ra.
ông Kiều Tư Giang - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển lâm nghiệp tỉnh phấn khởi: “Dẫu gặp nhiều khó khăn nhưng do làm tốt công tác chuẩn bị đất, giống cây, cùng với cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh và sự nỗ lực của bà con nông dân nên tiến độ trồng rừng vẫn đảm bảo. Hiện nay, bà con nông dân, cùng các nông - lâm trường, công ty lâm nghiệp và các tổ chức xã hội đang tích cực trồng nốt diện tích còn lại.
"Với khí thế, tốc độ như hiện nay chắc chắn hết tháng 10 toàn tỉnh sẽ trồng đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Hiện đã có 3 huyện, thị trồng đạt và vượt mức chỉ tiêu là: Trấn Yên, Trạm Tấu và Lục Yên. Không chỉ trồng đạt kế hoạch mà chất lượng rừng trồng năm nay cũng rất đảm bảo, từ giống cây cho đến kỹ thuật trồng, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%” - ông Giang nói.
Tính đến hết ngày 15/10/2012, toàn tỉnh đã trồng mới trên 14 ngàn ha rừng, đạt gần 94% kế hoạch, trong đó có 5.798 ha keo hạt, keo lai, 2.792 ha quế, 2.440 ha bồ đề, mỡ còn lại là tre Bát độ, sơn tra và trồng cây phân tán.
Một số huyện đã trồng đạt và vượt mức kế hoạch cao là: Trấn Yên 2.794/2.150ha, đạt 130% kế hoạch giao, Trạm Tấu 559/520ha, đạt 104% kế hoạch, Lục Yên đạt 100% kế hoạch, các huyện, thị khác cũng đã trồng đạt gần 100% kế hoạch.
Hiện chỉ còn huyện Văn Chấn mới đạt 77% kế hoạch và huyện Yên Bình 88% kế hoạch nhưng các huyện này cũng đang nỗ lực và phấn đấu trồng hoàn thành xong trong tháng 10.
Để đạt được kết quả đó, ngay từ cuối năm 2011 Chi cục Phát triển lâm nghiệp đã chỉ đạo các huyện thị, ban quản lý các huyện, thị, nông lâm trường chuẩn bị 18 triệu cây giống các loại, đáp ứng đủ giống cho trồng rừng vụ xuân.
Bên cạnh đó, Chi cục còn phối hợp cùng với các huyện, thị, thành phố tiến hành rà soát, thiết kế, chuẩn bị đất và xây dựng kế hoạch giao cụ thể tới các xã. Song song với đó là tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ 1 triệu đồng/ha đối với trồng rừng sản xuất ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn của các xã vùng II và xã vùng III.
Mặc dù gặp khó khăn chung của nền kinh tế, ngân hàng thắt chặt tín dụng nhưng từ những tháng đầu năm 2012 thị trường lâm sản đã diễn ra rất sôi động, đặc biệt là gỗ nguyên liệu giấy và gỗ phục vụ cho ván bóc. Có thời điểm giá gỗ nguyên liệu giấy cũng đạt 700 ngàn đồng/m3, gỗ ván bóc lên tới 1,1 triệu đồng đến 1,4 triệu đồng/m3.
Nông dân phấn khởi khai thác và thấy rõ hiệu quả kinh tế rừng mang lại nên bà con tích cực lên đồi phát cỏ, cuốc đất trồng rừng. Không chỉ trồng rừng mà người dân còn biết gắn với chế biến để nâng cao giá trị kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
Chưa bao giờ việc trồng và chế biến gỗ rừng trồng lại phát triển mạnh như hôm nay, huyện, thị nào cũng có hàng trăm cơ sở chế biến gỗ rừng trồng. Xe máy, nhà xây, con em được học hành đầy đủ cũng một phần nhờ trồng rừng, chế biến gỗ rừng trồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì công tác trồng rừng cũng gặp không ít khó khăn. Đó là vốn cho trồng rừng, nhất là trồng, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phải cần đến trên 90 tỷ đồng nhưng Trung ương mới cấp 65 tỷ đồng, tỉnh cũng chỉ cấp được 12 tỷ đồng.
Không chỉ có vậy mà trong số 65 tỷ đồng do Trung ương cấp thì đã có tới 30 tỷ đồng dành chi trả nợ cho trồng 1.600 ha rừng phòng hộ và bảo vệ, chăm sóc của năm 2011. Hiện nay các địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn cho trồng rừng, chăm sóc năm 1, năm 2 của diện tích rừng phòng hộ.
Một vấn đề nữa là nếu chúng ta nhìn tổng thể thì kế hoạch trồng rừng năm 2012 sẽ đạt kế hoạch nhưng tính từng địa phương, từng ngành kinh tế thì cũng sẽ có nơi không hoàn thành kế hoạch. Lý do rất đơn giản là đất để trồng rừng ở vùng thấp đã cơ bản được phủ kín, muốn có đất trồng mới thì chủ yếu dựa vào khai thác mà muốn khai thác được lại hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, nếu giá nguyên liệu người dân sẽ không khai thác vội mà còn chờ thời.
Thiết nghĩ, tỉnh và ngành nông nghiệp cần rà soát, đánh giá cụ thể hiện trạng đất đai, rừng để ra kế hoạch cho trồng rừng năm 2013 phù hợp. Song song với đó cũng cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng như chính sách thu hút đầu tư “đặc thù” cho ngành chế biến lâm sản, nhất là chế biến sâu để nâng cao giá trị gỗ rừng trồng.
Thanh Phúc
Các tin khác
YBĐT - Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nuớc Chi nhánh tỉnh Yên Bái, 9 tháng đầu năm 2012, hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã triển khai quyết liệt các giải pháp của Ngân hàng Trung ương về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động ngân hàng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 161/2012/TT-BTC về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (KBNN). Theo đó, từ ngày 15-11, sẽ siết chặt việc quản lý chi, tạm ứng vốn ngân sách nhằm hạn chế tối đa tình trạng thất thoát tài sản của Nhà nước.
YBĐT - Để đưa tốc độ tăng trưởng công nhiệp của huyện Văn Chấn (Yên Bái) giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 37%, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 970 tỷ đồng và đến 2020 đạt trên 1.796 tỷ đồng, trở thành nơi có tỷ trọng công nghiệp cao trong cơ cấu kinh tế, huyện Văn Chấn đang đầu tư phát triển các cụm công nghiệp.
Ngày 18/10, Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã khánh thành xí nghiệp nữ trang PNJ tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.