Yên Bình phát triển nghề nuôi cá lồng

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/11/2012 | 2:52:09 PM

YBĐT - Với 15.000 ha mặt nước hồ Thác Bà, 546 ha mặt nước ao đầm, từ lâu chăn nuôi thủy sản được coi là một trong những thế mạnh để giải quyết bài toán xóa đói, giảm nghèo ở huyện Yên Bình. >>Yên Bình đẩy mạnh chăn nuôi thủy sản trên hồ Thác Bà

Cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh tham gia thả cá xuống hồ.
Cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh tham gia thả cá xuống hồ.

Tuy nhiên, tiềm năng này mới thực sự được khai thác khi nghề nuôi cá lồng bắt đầu phát triển. Thời gian đầu, để người dân tiếp cận và thấy được hiệu quả của việc nuôi cá lồng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp với Trạm Khuyến nông mở hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật nuôi thả cá và tổ chức nhiều cuộc thăm quan mô hình nuôi cá lồng ở nhiều nơi, chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành rà soát, phân vùng, chọn những nơi có độ dốc lớn và nhiều thức ăn tự nhiên để vận động người dân nuôi thả.

Bên cạnh đó, để khuyến khích người dân phát triền nghề này, tỉnh cũng đã hỗ trợ 3 triệu đồng/lồng cá. Vì thế, dần dần nhiều người đã nhận ra lợi ích thiết thực từ việc nuôi cá theo phương thức này và số lồng cá cũng tăng dần theo từng năm.

Tính đến hết tháng 9, toàn huyện có 380 lồng cá tập trung chủ yếu ở xã: Thịnh Hưng, thị trấn Thác Bà, Phúc An, Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Hán Đà, Đại Minh, Mông Sơn… 

Xã Vũ Linh hiện đang quản lý trên 1.100 ha mặt nước hồ Thác Bà. Tận dụng lợi thế này, xã đã tuyên truyền vận động bà con nuôi cá lồng phát triển kinh tế. Chăn nuôi thủy sản được coi là một trong những thế mạnh để giải quyết bài toán xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Hiện nay, toàn xã có 54 lồng cá, tập trung chủ yếu ở các thôn Tầm Vông, Đồng Chằm, Ngòi Tu. Nhờ chăn nuôi thủy sản mà trong xã có nhiều hộ vươn lên làm giàu như các gia đình ông Đặng Văn Công thôn Tầm Vông, bà Trần Thị Tơ, ông đặng Văn Khai thôn Đồng Chằm, ông Hà Văn Chữ thôn Ngòi Tu... Nhờ biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chăn nuôi thủy sản nên sản lượng cá hàng năm của xã đạt gần 37 tấn, cho thu nhập trên 2 tỷ đồng.

Ông Trần Ngọc Trâm-Phó chủ tịch UBND xã Vũ Linh cho biết: “Đây là ngành kinh tế giúp bà con từng bước xóa được đói, giảm được nghèo đặc biệt là nuôi cá lồng mang lại thu nhập cao cho người dân. Tới đây, tận dụng diện tích mặt nước hồ Thác Bà, xã sẽ quy hoạch phát triển nuôi cá lồng thành từng khu chăn nuôi tập trung. Chúng tôi mong muốn các cấp ngành, cơ quan chuyên môn tiếp tục hỗ trợ con giống chất lượng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh phí… để chăn nuôi thủy sản thực sự trở ngành ngành phát triển kinh tế mũi nhọn ở địa phương”.

So với nhiều địa phương khác thì việc nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà của huyện Yên Bình rất thuận lợi bởi nguồn nước đảm bảo, lại ổn định nên cá sinh trưởng, phát triển rất tốt. Nếu thời tiết thuận lợi, cá được giá thì mỗi lồng trung bình cho thu nhập trên dưới 10 triệu đồng/năm. Hiện nay, ngoài các loại cá truyền thống như trắm cỏ, chép, trôi, mè, rô phi đơn tính… gần đây, nhiều giống thủy sản mới có năng suất, chất lượng cao cũng được đưa vào nuôi như cá tầm, cá chiên, cá nheo...

Cùng với việc đẩy mạnh nuôi các lồng, thời gian qua, huyện Yên Bình đã tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, quản lý nguồn lợi thủy sản trên hồ Thác Bà. Tổ chức đoàn liên ngành tuần tra, kiểm tra và xử lý các đối tượng vi phạm quy chế quản lý khai thác, nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Trong 9 tháng, toàn huyện đã phá dỡ 441 vó đèn, trong đó: các xã cùng ngư dân tự tháo dỡ 218 vó, đoàn kiểm tra tháo dỡ 223 vó, đã xử lý 4 vụ gồm 5 đối tượng xử dụng kích điện để khai thác thủy sản, Lập biên bản 2 vụ gồm 4 đối tượng khai thác thủy sản trái phép (khai thác cá ngạnh bằng dụng cụ lạ).

Ngoài ra UBND xã Mông Sơn, xã Bảo Ái và Chi cục Thủy sản tỉnh Yên Bái đã xử phạt hành chính với các đối tượng vi phạm nguồn lợi thủy sản thu phạt 27,6 triệu đồng. Công an tỉnh phối hợp với công an xã Mông Sơn bắt giữ 6 đối tượng buôn bán vận chuyển, cất giấu 71 kg thuốc nổ trái phép trên hồ Thác Bà. Đã có 20/20 xã được giao diện tích mặt nước hồ ký cam kết không để ngư dân sử dụng vó đèn, phương tiện đánh bắt hủy diệt khác để khai thác thủy sản và 513/1.007 ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản tại các xã, thị trấn đã thực hiện việc ký cam kết.

 Hồng Duyên

Các tin khác

Tính đến cuối buổi sáng, giá bán ra tại các doanh nghiệp kim hoàn lớn đã vượt trên 47 triệu đồng/lượng.

Vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông Phạm Thế Cầu cho hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Cây thanh long đã bén rễ từ lâu trên đất Yên Bái nhưng giống thanh long ruột đỏ mới được đưa vào trồng từ vài năm nay. Từ những mô hình đầu tiên của Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai cách đây vài năm, đến nay đã có nhiều hộ nông dân bắt tay vào trồng loại cây này.

Áp dụng Luật thuế mới, năm 2013 sẽ giảm thu ngân sách khoảng 5.200 tỷ đồng và 2014 là 13.350 tỷ đồng.

Dự báo, thị trường Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 sẽ không căng thẳng như những năm trước nhưng vẫn cần có biện pháp chủ động trong quản lý để giữ vững và bình ổn cung – cầu, giá cả, đặc biệt với những mặt hàng thiết yếu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục