Bước đột phá từ trồng ớt xuất khẩu ở thành phố Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/12/2012 | 9:28:16 AM

YBĐT - Năm 2012, cây ớt được đưa vào trồng theo dự án phát triển vùng sản xuất rau an toàn của thành phố Yên Bái tại xã Tuy Lộc đó tạo ra bước đột phá về phương thức sản xuất cũng như tư duy sản xuất. Đây cũng là lần đầu tiên có sự góp mặt của “4 nhà” trên những cánh đồng ớt xuất khẩu.

Làm giàn cho cây ớt theo đúng quy trình kỹ thuật.
Làm giàn cho cây ớt theo đúng quy trình kỹ thuật.

Cơ chế hợp lòng dân

Với mục tiêu xây dựng vùng sản xuất rau an toàn chất lượng cao cung cấp cho thị trường thành phố và xuất khẩu, tháng 8 năm 2012, được sự ủng hộ của UBND tỉnh Yên Bái và UBND thành phố, Công ty cổ phần Sản xuất rau, củ, quả Hương Cảnh Yên Bái đó triển khai dự án trồng ớt xuất khẩu tại xã Tuy Lộc. Dự án này nằm trong lộ trình xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn gắn với sản xuất, chế biến ngay tại địa phương của Công ty.

Doanh nghiệp cũng đó xây dựng bể sơ chế sản phẩm ớt sau thu mua tại thôn Long Thành. Đây là một mô hình mới và nếu thực hiện thành công sẽ tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người nông dân ngay trên quê hương mình, góp phần xây dựng nông thôn mới cũng như sẽ tạo ra một vành đai rau xanh an toàn cung cấp cho thành phố.

Ông Hoàng Quốc Cường - Phú chủ tịch UBND thành phố cho biết: “Để xây dựng vùng trồng rau chất lượng cao, thành phố đó tích cực mời gọi các doanh nghiệp đầu tư cung ứng giống, chỉ đạo kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người nông dân.

Đặc biệt, khi Công ty cổ phần Sản xuất rau, củ, quả Hương Cảnh Yên Bái triển khai thực hiện dự án trồng ớt xuất khẩu trên địa bàn xã Tuy Lộc sẽ giúp bà con thay đổi tập quán canh tác, thực hiện tốt việc luân canh, dồn điền đổi thửa theo định hướng quy hoạch vùng sản xuất. Thành phố cũng tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp và người nông dân bằng cách tạo điều kiện về cơ chế, về diện tích thực hiện dự án hay thành lập tổ kỹ thuật trên cơ sở gắn kết tự nguyện “4 nhà”. Qua đó phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với áp dụng hiệu quả các quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap”.

“4 nhà” chung sức

Dự án trồng ớt xuất khẩu tuy mới triển khai hơn 3 tháng tại xã Tuy Lộc nhưng giống ớt SAKATA 508 và giống ớt quả to SAKATA 505 đang trở thành vấn đề thời sự của người dân địa phương. Từ khi cây ớt nằm trong dự án sản xuất rau an toàn bén rễ trên mảnh đất vốn là vựa rau của thành phố thì câu chuyện hàng ngày của người dân nơi đây chỉ xoay quanh việc ớt phát triển ra sao, đã ra hoa và đậu trái như thế nào...

Dự án trồng ớt xuất khẩu của Công ty cổ phần Sản xuất rau, củ, quả Hương Cảnh Yên Bái kéo dài 50 năm với tổng kinh phí trên 61 tỷ đồng.

Tổng kinh phí giai đoạn 1 là hơn 10 tỷ đồng dành cho đầu tư xây dựng 1 nhà xưởng chế biến rau, củ, quả xuất khẩu với công suất 4.300 tấn/năm và 1 xưởng sản xuất phân bón hữu cơ có công suất 6.000 tấn/năm, tập trung tại 4 xã nằm trong quy hoạch sản xuất rau an toàn của thành phố là Tuy Lộc, Tân Thịnh, Văn Phú, Âu Lâu.

Trước mắt, Công ty thực hiện điểm mô hình trồng ớt tại xã Tuy Lộc, sau đó sẽ triển khai ra các xã nằm trong vùng quy hoạch.

Anh Hoàng Cao Huy ở thôn Minh Đức đang buộc dây làm giàn cho ớt, thấy khách ra thăm ruộng liền ngừng tay trò chuyện: “Nhà tôi trước cả hai vợ chồng với cậu con trai chỉ đi làm thợ xây, thợ hồ. Thấy xã và Công ty Hương Cảnh tuyên truyền về dự án, tôi đăng ký tham gia luôn. Gia đình trồng hơn 5 sào và diện tích của nhà tôi bây giờ lớn nhất xã đấy. Còn một sào đất gần nhà hiện tổ hợp tác mượn để làm vườn ươm nhưng chắc sang vụ xuân, tôi cũng trồng ớt tiếp trên khu vườn đó. Trồng ớt được chuyển giao giống, kỹ thuật trồng, phân bón lại được bao tiêu sản phẩm nên chẳng phải lo nghĩ gì, chỉ lo chăm sóc và chờ thu hoạch thôi. Bà con thôn tôi nhiều người tham gia cả hai đợt. Ra đồng chỉ thấy hỏi nhau ớt thế nào, sai quả không rồi vườn ươm ớt giống đó ra mấy lá rồi, cứ gọi là vui như đi hội ấy...”.

Không phải ngẫu nhiên mà nông dân Tuy Lộc “mê” cây ớt đến như vậy. Vốn được mệnh danh là “vựa rau” của thành phố song thực tế, người nông dân ở đây vẫn sản xuất rau màu ở trình độ thấp và quy mô nhỏ lẻ theo kiểu truyền thống. Bên cạnh đó, vấn đề tồn tại lâu nay của địa phương chính là nỗi lo “được mùa, mất giá” và tâm lý của người nông dân khi giá cao thì đổ xô trồng không theo quy hoạch, khi rớt giá thì phá bỏ trồng cây khác. Tuy nhiên, vụ đông 2012 - 2013, lần đầu tiên người dân Tuy Lộc thấy “4 nhà” chung tay liên kết sản xuất ớt xuất khẩu.

Tham gia dự án trồng ớt xuất khẩu, nông dân được cung ứng giống, phân bón hữu cơ tiêu chuẩn cùng hướng dẫn cụ thể về quy trình kỹ thuật từng thời kỳ đến khâu thu hoạch, bảo quản sản phẩm và được bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Nỗi lo sau thu hoạch đó được giải quyết, hiện nay, có 13 tổ hợp tác với 158 hộ gia đình tham gia dự án đợt 1 và 67 hộ tham gia dự án đợt 2 với tổng diện tích gần 8,8ha.

Hiện tại, toàn bộ diện tích ớt trồng đợt 1 đang trong giai đoạn phân cành, ra hoa, quả rộ. Nông dân Tuy Lộc cũng đang tích cực vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc vườn ươm cây giống, đảm bảo đến trung tuần tháng 12 tiếp tục đưa cây ớt giống xuống đồng đợt 2.

Với mức giá thu mua 15.000 đồng/kg ớt, tương đương hơn 70 triệu đồng/ha/năm mà Công ty cổ phần Sản xuất rau, củ, quả Hương Cảnh Yên Bái cam kết thì hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng các loại rau màu truyền thống. Sự liên kết “4 nhà” cùng với việc bảo đảm bao tiêu sản phẩm sẽ giúp nâng cao thu nhập trên một diện tích canh tác cho người nông dân đồng thời là hướng đi hiệu quả trong tiến trình đa dạng hóa cây trồng, phát triển quy hoạch vùng chuyên canh rau an toàn của thành phố.

Ông Nguyễn Đức Luận - Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc:

Trước đây đã có nhiều dự án triển khai trên địa bàn xã nhưng chưa thành công. Thực hiện dự án liên kết trồng ớt xuất khẩu với Công ty Hương Cảnh, tuy là dự án mới nhưng có sự vào cuộc của “4 nhà” đã tạo sức bật trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất trên địa bàn từ sản xuất manh mún sang sản xuất hàng hóa.

Hiện chúng tôi đang đề nghị các cấp chính quyền, ban, ngành tạo điều kiện để hoàn thành thủ tục thu hồi mặt bằng cho xây dựng nhà máy chế biến rau - củ - quả, nhà xưởng sản xuất phân hữu cơ, nhà làm việc của Công ty đồng thời hỗ trợ người dân nhiều hơn trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Đào Quốc Lộc - Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất rau, củ, quả Hương Cảnh Yên Bái:

Công ty đã triển khai các dự án trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap tại Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội và trồng ớt xuất khẩu tại tỉnh Bình Thuận. Tại Yên Bái, doanh nghiệp đặt mục tiêu xây dựng vùng rau an toàn cung cấp cho thị trường thành phố.

Trách nhiệm của chúng tôi là cung cấp giống, phân bón và thu mua sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng bố trí cán bộ phối hợp với Tổ kỹ thuật của thành phố hướng dẫn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn sản xuất hàng hóa nông nghiệp an toàn, giúp người nông dân nâng cao doanh thu trên một diện tích canh tác cũng như đảm bảo môi sinh môi trường và sức khỏe.

Ông Trung Hải Sâm - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông thành phố:

Thực hiện nhiệm vụ do UBND thành phố giao, Tổ kỹ thuật chúng tôi đã tích cực phối hợp với Công ty Hương Cảnh và UBND xã Tuy Lộc triển khai các bước.

Chúng tôi cũng áp dụng các hình thức hướng dẫn đa dạng như tuyên truyền trên loa truyền thanh của địa phương; tổ chức các lớp tập huấn và hàng ngày bố trí cán bộ theo từng tổ hợp tác để kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cây ớt để kịp thời hướng dẫn cho các hộ nông dân. Nhờ vậy, tất cả các hộ tham gia dự án đều nắm bắt được quy trình kỹ thuật sản xuất, đảm bảo đúng tiêu chuẩn sản xuất ớt an toàn.

Ông Phạm Văn Tưởng - Thôn Minh Đức, xã Tuy Lộc:

Từ lúc dự án về đến đây, chúng tôi nghĩ việc này mình làm được. Bởi vì cái khó khăn nhất là giống, kỹ thuật, cung ứng phân bón thì Công ty và Tổ kỹ thuật đã giúp đỡ chúng tôi ngay từ ngày đầu, sản phẩm làm ra cũng được doanh nghiệp thu mua toàn bộ.

Ban đầu, chúng tôi cũng gặp khó khăn do đã quen canh tác theo kiểu truyền thống thì nay chuyển sang canh tác theo quy trình nên còn có bỡ ngỡ. Tôi đã từng tham gia nhiều dự án nhưng thật sự, người dân chúng tôi tin vào dự án này. Tôi cũng tin rằng, dự án sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương mình.

L.B (thực hiện)

Bích Liên

Các tin khác
Cơ sở chăn nuôi của gia đình anh Quách Mạnh Cường thường xuyên có hàng trăm con lợn thịt.

YBĐT - “Cõng” trên lưng bao nhiêu khó khăn từ dịch bệnh đến giá lợn rớt thê thảm rồi giá thức ăn chăn nuôi từ đầu năm đến giờ đã tăng mấy đợt, tuy vậy, nhiều người tâm huyết gắn với nghiệp chăn nuôi vẫn gắn bó, hy vọng nhanh qua thời điểm này.

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung nội dung ưu đãi trong Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà ở.

Tổng cục Hải quan (TCHQ) vừa có Công văn số 6740/TCHQ-ĐTCBL yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, TP và Cục Điều tra chống buôn lậu, TCHQ căn cứ thực tế của từng địa bàn quản lý để xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chống buôn lậu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước một mặt triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư;

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục