Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội Yên Bái phát triển

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/1/2013 | 2:39:45 PM

YBĐT - Năm 2012, hoạt động KH&CN của các địa phương trong tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến toàn diện, nhiều tiến bộ KHKT mới được áp dụng vào phục vụ sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội các địa phương phát triển.

Nuôi thỏ - một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.
Nuôi thỏ - một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.

>>Khoa học công nghệ góp sức cho mùa bội thu

Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động KH&CN ở cấp huyện đã đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả rõ rệt. Việc phổ biến, triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước về hoạt động KH&CN, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng (TC-ĐL-CL) sản phẩm, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn cấp huyện đã được chú trọng.

Việc triển khai ứng dụng một số tiến bộ KHKT, phổ cập kiến thức KH&CN ở các huyện đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi. Việc phân cấp ủy quyền quản lý một số đề tài, dự án (ĐTDA) cấp tỉnh cho cấp huyện quản lý đã góp phần xây dựng được nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ KHCN phù hợp với nhu cầu thực tiễn để giải quyết những vấn đề bức thiết của từng địa phương, đồng thời đã huy động nguồn chất xám của đội ngũ cán bộ KHKT tại chỗ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ có nhiều cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Cũng từ các mô hình KHCN xây dựng ở các địa phương, người dân trong vùng được tiếp cận, trực tiếp tiếp nhận những tiến bộ KHCN để áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất.

Tuy nhiên, so với tiềm năng thực tế và yêu cầu thực tiễn của sản xuất và đời sống, hoạt động KH&CN cấp huyện vẫn bộc lộ một số hạn chế như: hoạt động giữa các huyện, thị, thành phố không đều, còn bị động, lúng túng trong xác định nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng; việc ứng dụng tiến bộ KH&CN còn nhỏ lẻ, phân tán; nội dung các ĐTDA phần lớn mới chỉ tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản.

Số mô hình KH&CN thành công được nhân rộng, góp phần tạo nên sản phẩm hàng hóa không nhiều. Sau khi ĐTDA kết thúc, nhiều mô hình chưa có giải pháp thích hợp để mở rộng, thậm chí bản thân mô hình cũng dừng hoạt động; chưa chủ động và phát huy hết tiềm năng cũng như tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ KHKT địa phương, chưa tranh thủ huy động được tối đa sự giúp đỡ của cán bộ KHKT trong và ngoài tỉnh...

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ hoạt động KH&CN năm 2013, góp phần thiết thực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, các huyện, thị, thành phố cần tiếp tục có sự quan tâm hơn nữa tới hoạt động KH&CN trên địa bàn một cách toàn diện.

Thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ KH&CN là nhu cầu, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân có tâm huyết, có năng lực; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy, chính quyền các địa phương và các ngành chức năng của tỉnh với Sở KH&CN nhằm cùng nhau thúc đẩy các hoạt KH&CN của địa phương đạt được những kết quả tương xứng với yêu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Cần duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng KH&CN cấp huyện, chú trọng hơn nữa công tác tham mưu, tư vấn cho UBND các huyện, thị, thành phố về KH&CN, đặc biệt là xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN hàng năm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

 

Mô hình trồng cỏ Guatemala làm thức ăn chăn nuôi gia súc tại huyện Mù Cang Chải. (Ảnh: Nguyễn Thanh Sơn)

Do không có tổ chức, hệ thống riêng đối với công tác quản lý Nhà nước về KH&CN ở cơ sở nên các huyện, thị, thành phố cần chỉ đạo phòng kinh tế - hạ tầng (phòng kinh tế) tăng cường sự phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở KH&CN triển khai thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KH&CN trên địa bàn.

Đối với công tác quản lý Nhà nước về TC-ĐL-CL sản phẩm hàng hoá, cần bám sát các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Sở KH&CN, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ về mặt chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan liên quan để triển khai công tác quản lý hoạt động TC-ĐL-CL, sở hữu công nghiệp, an toàn bức xạ hạt nhân trên địa bàn.

Đối với công tác quản lý công nghệ, cần tổ chức khảo sát việc ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn; phát hiện và hướng dẫn các đơn vị có sáng kiến hoặc ứng dụng công nghệ mới để đề xuất tỉnh hỗ trợ theo chính sách; phát động phong trào sáng tạo KHCN trong mọi tầng lớp nhân dân, đề xuất biểu dương khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong sáng tạo KHCN.

Đối với công tác thanh, kiểm tra về hoạt động KH&CN, cần có sự phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở KH&CN và các ngành chức năng, tổ chức thanh kiểm tra các đơn vị, cá nhân trong chấp hành chính sách, pháp luật về hoạt động KH&CN, TC-ĐL-CL, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân.

Đối với các ĐTDA, mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học đã được đánh giá nghiệm thu đạt kết quả tốt, các huyện, thị, thành phố cần bố trí nguồn lực của địa phương, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể phối hợp tuyên truyền và tổ chức nhân rộng nhằm phát huy hiệu quả của các ĐTDA khoa học, các tiến bộ kỹ thuật, nhất là các ĐTDA trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, trong chế biến nông - lâm sản nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

Sở KH&CN giao cho Phòng Quản lý Khoa học chủ trì phối hợp với Phòng Quản lý KH&CN cơ sở và Phòng Thông tin KHCN tổng hợp kết quả của các ĐTDA đạt hiệu quả tốt, có khả năng áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống thông báo kịp thời cho các địa phương, các ngành chức năng xem xét xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng.

Hàng năm, Hội đồng KH&CN cấp huyện cần bám sát định hướng chỉ đạo của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, chủ động đề xuất các nhiệm vụ khoa học cần thực hiện trên địa bàn trong năm sau và các năm tiếp theo gửi Sở KH&CN tổng hợp trình Hội đồng KH&CN tỉnh xem xét lựa chọn. Các huyện, thị, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với Sở KH&CN tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý các ĐTDA, nhiệm vụ KHCN triển khai trên địa bàn.

Dù ĐTDA khoa học cấp nào quản lý cũng đều được triển khai thực hiện trên địa bàn của các huyện, thị, thành phố; thành công hay thất bại của ĐTDA cũng đều tác động đến cơ sở. Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý các ĐTDA khoa học giữa Sở KH&CN và các huyện, thị, thành phố.

Từ năm 2013 trở đi, sau khi được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hoạt động KH&CN năm, Sở KH&CN sẽ thông báo cụ thể danh mục các ĐTDA, các nhiệm vụ KH&CN thực hiện trong năm trên địa bàn từng huyện, thị, thành phố để có sự phối hợp quản lý với các nội dung cụ thể.

Các huyện, thị, thành phố cần có kế hoạch xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về KH&CN và cán bộ nghiên cứu ứng dụng KHCN ở cấp huyện, từng bước làm chủ lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng; tổ chức cho cán bộ làm công tác quản lý và cán bộ kỹ thuật đi thăm quan học tập kinh nghiệm quản lý và các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học có hiệu quả ở các địa phương khác để áp dụng cho địa phương mình.

Thạc sĩ Hồ Đức Hợp - (Phó giám đốc Sở Khoa học&Công nghệ)

Các tin khác
Cán bộ quản lý dự án kiểm tra phát triển đàn lợn hộ gia đình anh Mông Văn Nhịp ở thôn Kha Bán xã Liễu Đô.

YBĐT - Những năm qua, Lục Yên (Yên Bái) đã tập trung triển khai nhiều mô hình giảm nghèo mang lại hiệu quả, tiêu biểu mới đây là mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản.

Dữ liệu sẽ hỗ trợ NHNN thực hiện quản lý, giám sát hoạt động, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Ảnh minh họa

Theo Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến góp ý trước ngày 10/5/2013.

Một xưởng chế biến sắn lát khô ở Văn Yên.

YBĐT - Sau một vài vụ sắn “đỏng đảnh” thì thời tiết năm 2012 khá thuận lợi, cùng với tích cực đưa các giống mới và áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững nên năng suất, sản lượng sắn ở Văn Yên tăng khá. Được mùa, nay giá sắn cũng tương đối ổn định, nhiều gia đình thu cả trăm triệu đồng tiền sắn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục