Văn Yên đẩy mạnh canh tác sắn bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/3/2013 | 8:55:09 AM

YBĐT - Vài năm trở lại đây, cây sắn đang là loại cây trồng “hot” đối với bà con nông dân trong tỉnh Yên Bái nói chung và người dân Văn Yên nói riêng. Sắn lên đồi, sắn vào vườn, sắn chen cả vào chè, vào cây lâm nghiệp, diện tích sản lượng sắn không ngừng tăng lên mỗi năm.

Vụ sắn 2012, huyện Văn Yên trồng trên 8 ngàn ha thuộc 17 xã trong toàn huyện.
Vụ sắn 2012, huyện Văn Yên trồng trên 8 ngàn ha thuộc 17 xã trong toàn huyện.

Sắn đã khẳng định góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, việc phát triển sắn tràn lan, sản xuất không theo quy trình  khiến đất đai bị rửa trôi, nghèo kiệt đang phá vỡ hệ sinh thái.

Vụ sắn 2012, huyện Văn Yên trồng trên 8 ngàn ha thuộc 17 xã trong toàn huyện, đấy là con số báo cáo còn thực tế thì chắc chắn lớn hơn nhiều. Bình quân sản lượng sắn đạt trên 166 ngàn tấn, giá trị đem về hàng trăm tỷ đồng.

Ông Khổng Giang Lam - Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện khẳng định: “Trong sản xuất nông - lâm nghiệp nhiều năm qua trên địa bàn cho thấy cây sắn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, sắn là loại cây bóc màu đất, không chỉ có vậy mà phần lớn diện tích trồng sắn trên đất dốc dẫn đến đất xói mòn, rửa trôi mạnh. Bình quân mỗi năm 1ha đất trồng sắn bị rửa trôi khoảng 50 tấn đất bề mặt, năng suất cũng giảm dần theo mỗi năm”.

Rõ ràng, sắn là cây trồng hiệu quả nhưng trồng tràn lan, không đúng kỹ thuật làm năng suất giảm theo mỗi năm từ 15 - 20%, quan trọng hơn là nó dần phá vỡ môi trường sinh thái. Do đó, việc chống xói mòn đất, bổ sung các chất hữu cơ cải tạo môi trường sinh thái, bảo đảm tính bền vững của cây sắn trên đất dốc đã được huyện Văn Yên quan tâm đặc biệt. Huyện đã xây dựng Đề án “Canh tác sắn bền vững trên đất dốc” giai đoạn 2011 - 2015.

Sau hơn một năm thực hiện, Đề án đã được triển khai ở 16 xã trên địa bàn. Huyện cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho trên 6.879 lượt hộ dân ở 82 thôn, bản; xây dựng 58 điểm mô hình cho người dân và các tổ chức đoàn thể tham gia. Qua đó, người dân đã áp dụng thực hiện canh tác sắn bền vững trên đất dốc được trên 2.000 ha. Trong đó canh tác lâu dài 847ha (trồng keo đỉnh đồi 343ha, san gạt đường băng 42ha, băng cốt khí 522ha, băng cỏ chăn nuôi 39ha); canh tác tạm thời 1.209ha (trồng xen đậu đỗ 238ha, xếp băng cành sắn 970ha).

Từ việc canh tác bằng xếp băng cành sắn, huyện còn vận động nhân dân thực hiện mô hình chăn nuôi tằm bằng lá sắn cho hiệu quả kinh tế cao, giải quyết khá nhiều việc làm cho người dân.

Nói về việc canh tác sắn bền vững trên đất dốc, ông Nguyễn Hữu Thanh - Trưởng thôn Gốc Đa, xã Đông Cuông cho biết: “Cây sắn không lạ lẫm gì với người dân trong thôn nhưng trồng để làm hàng hóa thì mới được 3 - 4 năm nay. Cả thôn có 156 hộ thì hầu như hộ nào cũng trồng sắn với diện tích gần trăm ha. Sắn là cây trồng dễ tính nhưng rất “ăn đất”, nếu không thâm canh tốt thì năng suất giảm theo mỗi năm.

Từ năm 2012 thôn vận động bà con xây dựng các mô hình thâm canh sắn bền vững, như đưa các loại sắn giống mới vào trồng, bón phân cân đối, cùng với trồng keo trên đỉnh đồi, san gạt tạo đường băng trồng cỏ, trồng cây cốt khí. Nhờ vậy, năng suất sắn đã tăng lên trông thấy, từ 20 tấn/ha những vụ trước nay đã đạt 23 - 24 tấn/ha là bình thường”.

Không riêng gì người dân ở thôn Gốc Đa mà  nhiều hộ dân đã và đang thực hiện thâm canh sắn bền vững trên đất dốc hiệu quả như hộ gia đình ông Trần Văn Đẳng ở xã An Bình, Nguyễn Kim Thu ở xã Yên Hợp, Nguyễn Văn Thân ở xã Quang Minh... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc canh tác sắn bền vững trên đất dốc vẫn còn quá ít so với diện tích sắn thực tế, không chỉ có vậy mà ngay cả diện tích đã thực hiện chất lượng cũng chưa cao. Khi trồng sắn hầu hết các hộ chưa chú trọng đến việc thâm canh, bón phân đầy đủ, cân đối, chủ yếu dùng phân NPK tổng hợp để bón lót, chứ chưa bón thúc vào giai đoạn sau dẫn đến năng suất chưa cao, giảm hàm lượng tinh bột.

Để việc canh tác sắn bền vững, thiết nghĩ các địa phương cần chỉ đạo bà con nhân dân thực hiện một cách cụ thể tại các thôn, bản, hộ gia đình. Bên cạnh đó, huyện cần có những cơ chế hỗ trợ người dân trong việc canh tác sắn bền vững trên đất dốc; tích cực tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và cho bà con tham quan các mô hình thâm canh chuẩn để học tập làm theo. Nhà máy Sắn Văn Yên tiếp tục triển khai ký kết hợp đồng quản lý và hỗ trợ canh tác sắn bền vững đối với các hộ, các xã nằm trong vùng quy hoạch.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Xe tải van bị siết chặt quản lý

Theo dự thảo Thông tư mới của Bộ Tài chính, ngoài việc giảm khung lệ phí trước bạ xuống 10-15%, xe tải van được hưởng mức trước bạ 2% nhưng bị kiểm soát chặt hơn.

Ngày 19-3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chính thức có ý kiến giải thích lý do tại sao trường hợp vay mua nhà ở xã hội không được đề cập trong dự thảo thông tư quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.

Một buổi sinh hoạt định kỳ của Tổ vay vốn thôn 3, xã Đào Thịnh.

YBĐT - Với 16.228 hội viên sinh hoạt tại 243 chi hội cơ sở, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) luôn đi đầu trong nhiều phong trào của địa phương, đặc biệt trên các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, dân số - kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc và tiến bộ.

Ôtô dưới 10 chỗ ngồi nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức 10% và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục