Hiệu quả chương trình khí sinh học

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/3/2013 | 2:37:28 PM

YBĐT - Sau 3 năm triển khai, với gần 1.000 công trình biogas được xây dựng, Hợp phần phát triển khí sinh học của Dự án nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (Qseap) đã góp phần tích cực vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Nhờ sử sụng khí sinh học, mỗi tháng gia đình bà Nguyễn Thị Hợp tiết kiệm được 300.000 đồng.
Nhờ sử sụng khí sinh học, mỗi tháng gia đình bà Nguyễn Thị Hợp tiết kiệm được 300.000 đồng.

Sau hơn 1 năm sử dụng khí sinh học, bà Nguyễn Thị Hợp, thôn 1, thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên) đã thấy nhiều lợi ích. Đầu tiên phải kể đến lợi ích về kinh tế, mỗi tháng gia đình bà tiết kiệm được 300.000 đồng tiền mua nhiên liệu phục vụ việc nấu nướng hàng ngày. Lợi ích tiếp theo mà hệ thống biogas mang lại là môi trường sống trong lành hơn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình cũng như các hộ xung quanh.

Bà cho biết: “Nhà tôi dùng loại hầm bằng nhựa Composite, hệ thống vận hành rất tốt, lửa cháy đều. Trước kia, nhà tôi đun bếp củi vừa nóng vừa khói, nay chuyển sang dùng loại chất đốt từ chất thải gia súc này vừa sạch sẽ vừa không có mùi. Chăn nuôi khổ nhất là chất thải, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình và của mọi người xung quanh nhưng đến giờ chỉ việc đưa xuống hầm biogas là sạch sẽ”.

Công nghệ sinh học là công nghệ đa lợi ích, đặc biệt là những lợi ích về môi trường và xã hội. Các công trình khí sinh học thường áp dụng hai loại chính, dạng xây vòm cầu theo tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công trình khí sinh học nhựa Composite do Công ty Quang Huy sản xuất.

Mỗi loại có những ưu điểm riêng, hầm nhựa Composite có dung tích tối đa 11m3, giá thành cao hơn so với hầm xây nhưng phù hợp với các hộ chăn nuôi nhỏ, diện tích hẹp và nền đất yếu. Hệ thống hầm xây với dung tích tối đa hiện nay là 48m3, phù hợp với các hộ chăn nuôi lớn.

Thông thường chỉ cần có quy mô tối thiểu 5 con lợn, nông dân đã có thể sử dụng chất thải để làm khí sinh học, đủ cung cấp khí gas cho sinh hoạt của một gia đình. Với giá gas ngày một tăng cao như hiện nay thì một gia đình sẽ tiết kiệm được khoảng 300.000 đồng mỗi tháng từ đun nấu đến thắp sáng, sử dụng bình nóng lạnh dùng gas. Bên cạnh đó, chất thải còn dùng để làm nước tưới cho cây trồng, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn hơn.

Với nhu cầu tiêu thụ năng lượng như hiện nay, các hộ chăn nuôi thường xây dựng công trình hầm khí biogas với dung tích bể chứa 12m3 với giá thành khoảng 15 triệu đồng, trong đó Dự án hỗ trợ 1,2 triệu đồng. Qua nhiều kênh thông tin, các hộ chăn nuôi đã hiểu được lợi ích thiết thực từ công trình sử dụng khí sinh học nhưng vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn nên không đủ kinh phí xây dựng hơn nữa, mức hỗ trợ 1,2 triệu đồng cho mỗi công trình chưa cao nên chưa khuyến khích được người dân tham gia.

Ông Lại Thế Hùng - Giám đốc Ban Quản lý Dự án Qseap cho biết: “Hợp phần phát triển chương trình khí sinh học đã tập hợp được đội ngũ cán bộ thông qua hệ thống khuyến nông với những cán bộ khuyến nông giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về công nghệ sinh học tới bà con trong toàn tỉnh. Đội ngũ kỹ thuật viên tại các huyện, thị, thành phố đã tổ chức thực hiện các khóa tập huấn cho các hộ dân, đảm bảo người dân đã xây dựng công trình biết cách sử dụng, vận hành và bảo dưỡng công trình đạt hiệu quả cao”.

Năm 2013, Dự án Qseap sẽ hỗ trợ người dân Yên Bái xây dựng thêm khoảng 500 công trình khí sinh học. Phương thức thanh toán hỗ trợ nhanh chóng và thuận lợi, các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đội thợ xây lành nghề sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tham gia vào chương trình nhiều lợi ích này.

Hồng Khanh

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục