Đẩy mạnh tuyên truyền Đề án giao rừng, cho thuê rừng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/3/2013 | 8:57:59 AM

YBĐT - Để Đề án thực sự có hiệu quả, thời gian tới, Yên Bái đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó sẽ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các địa phương hoàn chỉnh Đề án giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý I năm 2013.

Người dân xã Cẩm Nhân (Yên Bình) nhờ trồng rừng tăng thu nhập ổn định đời sống.
(Ảnh: Đức Hồng)
Người dân xã Cẩm Nhân (Yên Bình) nhờ trồng rừng tăng thu nhập ổn định đời sống. (Ảnh: Đức Hồng)

Ngay sau khi Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2015 được phê duyệt cụ thể, tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành việc giao rừng, cho thuê rừng đối với 88.574ha đất rừng được chuyển từ rừng phòng hộ ít xung yếu sang sản xuất và diện tích đất lâm nghiệp của các lâm trường quốc doanh (sau chuyển đổi) cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư, thôn bản để tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

Với mục tiêu này, tỉnh đã ban hành thông báo, văn bản và các quyết định chỉ đạo sát sao các cấp, các ngành có liên quan nhanh chóng vào cuộc. Theo đó, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố sẽ thực hiện kiểm tra, rà soát thực trạng diện tích 181.604,3ha đất rừng chưa giao, cho thuê trong Đề án hiện nay đang được Nhà nước quản lý.

Tỉnh đã thành lập đoàn công tác tiến hành kiểm tra, rà soát quỹ đất rừng chưa giao, chưa cho thuê. Hiện nay, 9/9 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án giao rừng, cho thuê rừng; tại cấp xã, đã có 65/131 xã, phường, thị trấn thành lập hội đồng giao rừng, cho thuê rừng. Có 4 doanh nghiệp đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với các ngành của tỉnh thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê rừng.

Trong đó, Công ty Cổ phần Giấy Miền Bắc được khảo sát, lập dự án thuê đất, thuê rừng với diện tích khoảng 4.000ha; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu lâm nghiệp Yên Bái được thuê 4.000ha để tổ chức trồng rừng nguyên liệu phục vụ Nhà máy chế biến gỗ ván thanh, ván MDF tại Yên Bái; Công ty Cổ phần Vĩnh Sơn được thuê 4.000ha đất rừng để tổ chức trồng rừng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến tại Yên Bái; Công ty Xây dựng Hà Nội thuê đất trồng rừng kinh tế tại huyện Văn Chấn với diện tích 200ha.

 Về việc xây dựng phương án giao rừng cấp xã, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh, đã có 07 xã đang tiến hành xây dựng phương án cụ thể theo các nội dung của Đề án. Cụ thể, xã Y Can (Trấn Yên) và xã Vũ Linh (Yên Bình) đã xây dựng xong phương án giao rừng, cho thuê rừng và được thông qua tại hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp; xã Minh Xuân (Lục Yên), xã Quang Minh (Văn Yên), xã Nghĩa Sơn (Văn Chấn), xã Phình Hồ (Trạm Tấu), xã Púng Luông (Mù Cang Chải) đã thực hiện công tác tuyên truyền đến các hộ gia đình, cộng đồng dân cư về công tác giao rừng, cho thuê rừng và đang tiến hành xây dựng phương án chi tiết trình HĐND xã thông qua trong quý I năm 2013.

Việc triển khai Đề án đến thời điểm này cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn khá nhiều những khó khăn, tồn tại. Việc xây dựng Đề án cấp huyện, cấp xã còn chậm, kinh phí thực hiện Đề án và kinh phí rà soát diện tích 181.604,3ha đất rừng đến nay chưa được cấp nên ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ Đề án. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã chưa vào cuộc, còn nghe ngóng, né tránh, sợ trách nhiệm.

Một số diện tích rừng từ lâm trường chuyển sang cho địa phương quản lý đã để cho người dân lấn chiếm, đến nay khó thực hiện việc xử lý tài sản trên đất để giao lại hoặc cho thuê. Diện tích đất trống dự kiến cho thuê giảm, không đúng với số liệu các địa phương báo cáo; nhiều chỗ đất rừng không tập trung, xen kẽ với đất đã giao cho người dân, do đó khó khăn trong việc cho thuê đất.

Đối với đất gần nhà, gần đường giao thông, độ dốc thấp và rừng có trữ lượng lớn thường được nhiều người xin nhận, vì thế rất khó khăn trong việc phân chia và lập phương án. Nghĩa vụ của mỗi hộ gia đình, cá nhân khi được giao rừng trồng sản xuất chỉ phải nộp 80kg thóc/ha, với định mức này sẽ dẫn đến tình trạng người dân địa phương tranh giành nhận rừng có trữ lượng, dễ gây khiếu kiện đông người, vì thế chính quyền địa phương chỉ muốn giao rừng cho cộng đồng dân cư quản lý và cùng hưởng lợi…

Để Đề án thực sự có hiệu quả, thời gian tới, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó sẽ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các địa phương hoàn chỉnh Đề án giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý I năm 2013; kiểm tra tiến độ xây dựng Đề án cấp huyện, phương án các xã điểm và kết quả thực hiện công tác rà soát diện tích đất rừng chưa giao, cho thuê trong Đề án; chỉ đạo, giám sát xã Vũ Linh, xã Y Can hoàn thiện phương án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong quý I năm 2013 và tiến hành thực hiện trong năm 2013 theo kế hoạch.

Đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm việc giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại 2 xã Vũ Linh, Y Can để triển khai trên diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục tiến hành kiểm tra, rà soát về thực trạng quản lý diện tích rừng chưa giao, cho thuê trong Đề án hiện nay đang thuộc Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh…

Hồng Duyên

Các tin khác
Mô hình chăn nuôi lợn của hội viên nông dân xã Vĩnh Kiên.

YBĐT - Những năm gần đây, diện mạo kinh tế - xã hội của xã Vĩnh Kiên (huyện Yên Bình) có những chuyển biến tích cực: kinh tế tăng trưởng, hộ khá giàu tăng, hộ nghèo giảm, không còn hộ đói; an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn được giữ vững và ổn định...

Kia Morning, một trong những mẫu xe nhỏ được ưa chuộng tại các trung tâm kinh doanh xe đã qua sử dụng.

Mức thuế suất tuyệt đối thuế nhập khẩu với xe nhỏ đã qua sử dụng sẽ được điều chỉnh tăng 700 -1.600 USD/chiếc kể từ 29/4 tới.

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, có 3 công ty sữa gửi hồ sơ đăng ký tăng giá cho cơ quan này.

Nhờ sử sụng khí sinh học, mỗi tháng gia đình bà Nguyễn Thị Hợp tiết kiệm được 300.000 đồng.

YBĐT - Sau 3 năm triển khai, với gần 1.000 công trình biogas được xây dựng, Hợp phần phát triển khí sinh học của Dự án nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (Qseap) đã góp phần tích cực vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục