Cảm ơn đồng vốn chính sách

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/3/2013 | 10:52:12 AM

YBĐT - Trở về từ Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách do huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức, chị Nguyễn Thanh Huyền - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đại Minh vẫn không hết vui mừng và xúc động khi thành tích của bản thân và Hội Phụ nữ xã đã được cả hội nghị, nhất là lãnh đạo huyện và Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Yên Bái đặc biệt biểu dương. Câu nói: “Chị em phụ nữ và các cấp hội xin được nói lời cảm ơn tới đồng vốn chính sách của Chính phủ” của chị đã gây ấn tượng mạnh với tất cả mọi người.

Nhiều hội viên phụ nữ ở Yên Bình được vay vốn từ NHCSXH đã đầu tư phát triển kinh tế gia đình. (Ảnh: Phát triển nghề đan rọ tôm ở xã Phúc an).
Nhiều hội viên phụ nữ ở Yên Bình được vay vốn từ NHCSXH đã đầu tư phát triển kinh tế gia đình. (Ảnh: Phát triển nghề đan rọ tôm ở xã Phúc an).

“Là hội viên, rồi được chị em tín nhiệm bầu làm Chi hội phó, Chi hội trưởng, nay là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã nên tôi hiểu rất rõ vai trò của đồng vốn chính sách đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới nói chung và phong trào hội phụ nữ nói riêng!” - chị Huyền cho biết.

Vẫn theo lời chị, vùng quê Đại Minh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội nhưng vì rất nhiều nguyên nhân nên đời sống của đại bộ phận bà con còn khó khăn, đặc biệt khoảng cách chênh lệch về kinh tế giữa những hộ ngoài mặt đường (thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán) với những hộ trong ngõ xóm là rất lớn.

Nguyên nhân đói nghèo ở nông thôn miền núi không nói ra thì ai cũng hiểu: bà con không kiến thức, không biết tiếp cận với nền sản xuất hàng hóa và nhất là không có vốn liếng. Tham gia hội phụ nữ, được tập huấn các chương trình kinh tế, nhất là các chính sách ưu đãi về vốn, chị Huyền hiểu rằng cơ hội đã đến với mình và các đối tượng chính sách khác.

Ngay từ khi chỉ là hội viên phụ nữ đến khi giữ chức vụ Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, chị Nguyễn Thanh Huyền luôn nghiên cứu kỹ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là các chính sách tín dụng đối với người nghèo, từ đó vận động chị em hội viên mạnh dạn vay vốn, sử dụng đồng vốn đúng mục đích, sản xuất kinh doanh hiệu quả, vươn lên trong cuộc sống và trả nợ cả gốc và lãi đúng hẹn cho ngân hàng.

Theo chị, hoạt động của hội phụ nữ và các đoàn thể chính trị xã hội khác phải biết kết hợp các chương trình vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với các chương trình, dự án khác và nhất là các phong trào lớn do Hội phát động.

Buổi sinh hoạt hội phải phong phú về nội dung, phải biết lồng ghép đầy đủ các phần từ việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, việc phổ biến khoa học kỹ thuật, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, nuôi con khỏe, dạy con ngoan… đến việc bàn cách vươn lên xóa đói giảm nghèo, trong đó việc vay vốn và sử dụng đồng vốn đúng mục đích là phần rất quan trọng. Làm được như vậy, chị em phụ nữ trong thôn, ngoài xã mới thấy được tham gia hội phụ nữ không chỉ là niềm vui mà còn được trang bị kiến thức, nhất là có những cơ hội vươn lên trong cuộc sống.

Sau khi ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, Hội Phụ nữ xã Đại Minh đã tham mưu đắc lực cho cấp ủy, nhất là Ban xóa đói giảm nghèo của xã xây dựng các đề án xóa đói, giảm nghèo, tiến hành bình xét hộ nghèo và duyệt các dự án đầu tư vốn.

Theo chị Huyền, đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo tính công bằng, công khai và dân chủ trong quá trình thực hiện các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. “Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, việc đầu tư cho hộ nghèo vay vốn không khác gì “kênh đầu tư mạo hiểm”. Nói là thế nhưng chúng tôi hiểu rằng Chính phủ thương người nghèo, tin người nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo; đặc biệt đã giao trách nhiệm cho tổ chức hội phụ nữ thì người nghèo nói chung, hội viên phụ nữ nói riêng, nhất là cán bộ hội như chúng tôi phải thấy được trách nhiệm của mình, phải biết vận động chị em hội viên sử dụng vốn đúng mục đích, phải biết lồng ghép với các chương trình kinh tế, khoa học kỹ thuật khác để công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả” - chị Huyền chân tình chia sẻ.

Với sự nỗ lực phấn đấu đó, Hội Phụ nữ xã Đại Minh không chỉ là cấp hội triển khai đầy đủ các chương trình tín dụng, từ vay vốn hộ nghèo, tạo việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường đến cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… mà đồng vốn chính sách đều đến đúng đối tượng, phát huy được hiệu quả.

Chị Huyền tự tin thông báo, đến nay 13 tổ tiết kiệm và vay vốn của phụ nữ xã Đại Minh đã có tổng dư nợ 6.639 triệu đồng, 10 năm qua đã có 150 gia đình hội viên phụ nữ vay vốn chính sách đã xóa được đói nghèo, đặc biệt là 100% số hộ hội viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội đều trả cả gốc và lãi đúng hạn; chị em còn có số dư tiết kiệm trên 30 triệu đồng.

Rất nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành dành cho Hội Phụ nữ xã Đại Minh và cá nhân người hội trưởng Nguyễn Thanh Huyền nhưng với chị và những người quan tâm đến hoạt động của Hội Phụ nữ và công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Đại Minh thì 652 hội viên nhiệt tình tham gia phong trào hội, công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương đạt kết quả cao và bền vững, hàng chục tấm gương phụ nữ từ nghèo khó vươn lên giàu mới là những thành tích nổi bật nhất, là niềm vinh dự tự hào nhất.

Tấn Đạt

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo huyện, thị trấn tham gia khởi công công trình.

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng bộ huyện (20/6/1947 – 20/6/2024) và chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới, sáng 18/5, huyện Yên Bình đã khởi công công trình bê tông hóa đường giao thông tại tổ dân phố số 8, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình.

Ảnh minh họa

Liên bộ sẽ thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Thời kỳ thanh tra từ ngày 01/01/2020 đến ngày 15/5/2024, khi cần thiết có thể thanh tra trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.

Chiều 17/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tỉnh Lào Cai cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Yên Bái để trao đổi kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025.

Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc đem lại thu nhập cao cho các hộ dân thôn São, xã Tân Lập.

Những ngày này, các hộ trồng dưa ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên đang vào vụ thu hoạch chính với các sản phẩm: dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa hấu…. Qua nhiều vụ trồng, các giống dưa đã khẳng định phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trình độ canh tác của người dân nơi đây. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người biết tới do các hộ dân áp dụng quy trình sản xuất "sạch".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục