Văn Chấn phát triển mạnh giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/4/2013 | 8:51:10 AM

YBĐT - Xác định công tác phát triển hệ thống giao thông nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, huyện Văn Chấn đã chú trọng đầu tư nâng cấp xây dựng kết cấu hạ tầng đường giao thông nông thôn. Trong đó đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng, mở mới các tuyến đường giao thông nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.

Người dân thôn Tuế, xã Thượng Bằng La làm đường cấp phối.
Người dân thôn Tuế, xã Thượng Bằng La làm đường cấp phối.

Là địa phương có vùng cam hàng hóa và diện tích rừng lớn, nhiều năm nay, nguồn thu từ những vườn cam, đồi chè và rừng đã giúp cho nhiều hộ dân xã Thượng Bằng La xóa được đói, giảm được nghèo và vươn lên làm giàu. Cây cam, cây chè, gỗ rừng trồng… được coi là những cây chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Tuy nhiên, do những tuyến đường vào thôn hầu như là đường mòn nên nông sản của người dân làm ra bị mất giá do khâu vận chuyển. Do vậy, những năm qua, xã Thượng Bằng La đã tuyên truyền, vận động người dân mở đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, vận chuyển nông phẩm đi tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Chúng tôi về thôn Thiên Tuế khi nhân dân nơi đây đang hăng hái làm con đường cấp phối dài 3km phục vụ cho việc đi lại và giao thương của 7 hộ dân.

Ông Nguyễn Minh Hải - Trưởng thôn Thiên Tuế phấn khởi nói: "Chúng tôi làm đường để đi lại dễ dàng hơn, trẻ em trong xóm không phải nghỉ học khi trời mưa bão đến. Đặc biệt là mùa thu hoạch cam, quýt và khai thác rừng, tư thương có thể đánh cả xe ô tô vào tận vườn và chân đồi để thu mua, người dân không phải gánh cam và dùng xe trâu chở gỗ vài cây số ra đường lớn, giá cả cũng sẽ cao hơn chứ không bị ép như trước nữa".

Thượng Bằng La là một xã khó khăn nhưng phong trào làm đường giao thông nông thôn rất sôi nổi. Địa bàn xã có 26km quốc lộ chạy qua cùng với hơn 40km đường giao thông liên thôn, liên xóm, trong đó có 17/17 thôn đã có đường ô tô đến trung tâm. Đến nay, xã có 1,28km đường nhựa, 3,35km đường bê tông, gần 30km đường cấp phối. Trong năm 2013 này, huyện giao cho xã làm 8km đường cấp phối. Sau khi có kế hoạch, xã đã khảo sát và các thôn đăng ký 11km, hiện đang tiến hành làm.

Ông Đoàn Ngọc Nhất - Phó chủ tịch UBND xã Thượng Bằng La cho biết: "Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, chúng tôi phát huy nội lực, huy động hàng nghìn ngày công, hiến hàng chục nghìn mét vuông đất, cây cối, hoa màu… để tu sửa và mở mới đường giao thông".

Hàng năm, UBND huyện Văn Chấn đã triển khai cụ thể kế hoạch phát triển giao thông nông thôn đến các xã, thị trấn đồng thời khuyến khích các địa phương có nhiều hình thức huy động đầu tư linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện ngay từ những tháng đầu năm. Trong quý I, huyện phát động toàn dân làm đường giao thông nông thôn và tổ chức ra quân đồng loạt ở 8 địa phương: xã Tân Thịnh, Đại Lịch, Thượng Bằng La, Đồng Khê, Thanh Lương, Sơn A, thị trấn Nông trường Trần Phú, thị trấn Nông trường Liên Sơn.

Huyện phấn đấu trong năm mở mới 45km đường giao thông nông thôn, chủ yếu là những tuyến đường liên thôn bản ở các xã vùng cao, đến nay đã thi công được 11,5km ở các xã: Đại Lịch, Tú Lệ, Nghĩa Tâm, Suối Quyền, An Lương… Trong năm 2013, tỉnh giao kế hoạch bê tông hóa 15km, huyện phấn đấu đạt 17 - 18km.

Hiện nay, huyện đã khảo sát, thiết kế và trình cấp trên duyệt, các tuyến đường bê tông chủ yếu tập trung ở các xã thuộc cánh đồng Mường Lò và vùng ngoài. Tiếp tục thực hiện nghị quyết của Huyện ủy về giao thông nông thôn, làm đường cấp phối trong năm phấn đấu làm từ 45km trở lên, tính đến hết quý I, toàn huyện đã làm được 1,2km đường bê tông, 5,8km đường cấp phối, 5,5km đường mở mới và tu sửa, bảo dưỡng 30km đường liên thôn bản.

Tổng kinh phí thực hiện các công trình giao thông trong quý I đạt 6,37 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ từ các chương trình dự án 4,57 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 1,8 tỷ đồng. Nhận thức được tầm quan trọng của đường giao thông nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội, làm đường là để phục vụ chính mình nên người dân Văn Chấn đồng lòng ủng hộ, hiến hàng trăm nghìn mét vuông đất, trên 10.000 cây cối để làm đường. Trong đó, một số xã có diện tích đất hiến nhiều như: An Lương trên 10.000m2, Suối Giàng gần 50.000m2, Bình Thuận trên 16.000m2…

Nhờ sự đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc và dám nghĩ, dám làm, phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở để lựa chọn cách làm phù hợp với điều kiện của từng thôn, từng địa bàn dân cư, từng hộ gia đình trong phát triển hệ thống giao thông nông thôn nên bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện Văn Chấn đang từng ngày khởi sắc.

Ông Trần Hữu Sính - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Văn Chấn cho biết: "Hiện nay, Đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh cũng như nghị quyết của Huyện ủy về phát triển giao thông nông thôn đã đi vào lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, đối với các tuyến đường mở mới trên địa bàn huyện hiện nay đang gặp khó khăn do một số điểm vướng đá trong khi huyện không có nguồn kinh phí để phá đá như tuyến đường Suối Giàng - An Lương dài 7km, mặt đường rộng 2,5 - 3,5m hiện chưa thông được xe ô tô. Tỉnh cũng cần hỗ trợ nguồn kinh phí kịp thời để người dân mua nguyên vật liệu làm đường. Bên cạnh đó, Văn Chấn kêu gọi các nguồn lực khác của các tổ chức phi chính phủ, sự đóng góp của doanh nghiệp, cán bộ, nhân dân trong toàn huyện để đẩy nhanh tiến độ làm đường giao thông nông thôn".

Với mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện sẽ tạo động lực để người dân Văn Chấn khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh, xóa đói giảm nghèo, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

H.D

Các tin khác

Thông báo chính thức của NHNN cho biết: 9h sáng 9/4, sẽ đấu thầu 26.000 lượng vàng miếng.

Từ 1/6, mức phí qua trạm Mỹ Lộc sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai vừa ký ban hành Thông tư về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ Trạm thu phí Mỹ Lộc (Nam Định). Theo đó, từ 1/6, mức phí qua trạm này sẽ tăng gấp 2 lần so với mức hiện nay.

Nhiều ngư dân đã thực hiện tốt việc khai thác thủy sản và nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà. (Ảnh:Thanh Thủy)

YBĐT - Với 20 xã và thị trấn có mặt nước hồ, diện tích mặt nước hồ Thác Bà trên địa bàn huyện Yên Bình (Yên Bái) là hơn 15.000ha. Theo thống kê, có trên 1.000 ngư dân Yên Bình sinh sống bằng nghề khai thác thủy sản.

Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Văn Chấn hướng dẫn nông dân xã Sơn Thịnh cách phát hiện sâu bệnh hại lúa.

YBĐT - Mặc dù ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại ngay từ đầu vụ song do làm tốt công tác chỉ đạo, thực hiện nghiêm ngặt khung lịch thời vụ nên hiện nay, toàn bộ diện tích lúa đông xuân của huyện Văn Chấn (Yên Bái) sinh trưởng, phát triển tốt và đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục