Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Xuân Cường:

Dự án cao su tại Yên Bái cần làm chắc chắn, đảm bảo thành công

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/5/2013 | 5:05:06 PM

YBĐT - Tiếp tục chương trình công tác tại Yên Bái, ngày 24/5, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Xuân Cường - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban dẫn đầu đã làm việc với Công ty cổ phần Cao su Yên Bái và lãnh đạo huyện Văn Chấn.

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Xuân Cường (đứng thứ 2 bên phải) kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su tại huyện Văn Chấn.
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Xuân Cường (đứng thứ 2 bên phải) kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su tại huyện Văn Chấn.

Dự buổi làm việc, về phía tỉnh Yên Bái có các đồng chí Phạm Duy Cường – Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Xuân Nguyên – Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Sau khi đi thực tế kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su 1 đến 2 năm tuổi tại xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn, đoàn công tác đã nghe lãnh đạo Công ty cổ phần Cao su Yên Bái báo cáo quá trình triển khai dự án trồng thí điểm cao su trên địa bàn Yên Bái và huyện Văn Chấn.

Thực hiện chủ trương trồng thí điểm cây cao su trên địa bàn các tỉnh phía Bắc của Tập đoàn Cao su Việt Nam, đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2010, việc trồng cây cao su ở Yên Bái bắt đầu được triển khai với vùng quy hoạch là 12 nghìn ha (giai đoạn 2010 – 2020). Vụ trồng cây năm 2010 – 2011, Công ty đã trồng được 394 ha, nhưng do rét đậm, rét hại nên nhiều diện tích cao su đã bị chết, phải trồng lại hoàn toàn và trồng dặm; Năm 2012 và 2013, Công ty đã trồng mới được 800 ha, đưa tổng diện tích cao su tại Yên Bái lên hơn 1000 ha.

Hiện tại cây cao su trồng trên địa bàn Yên Bái sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt Tổng công ty đã lựa chọn được 3 loại giống: IAN-873, VNg77-4 và VNg77-2, đây là giống nhập ngoại có khả năng chịu lạnh, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Yên Bái, nhất là các xã vùng cao huyện Văn Chấn.
Công ty cổ phần Cao su Yên Bái kiến nghị với TW và tỉnh, cần có những giải pháp quyết liệt, sớm bàn giao đất để Công ty triển khai kế hoạch làm đất và trồng cây đúng kế hoạch và tiến độ. Đề nghị với Trung ương cho phép Tổng công ty Cao su mở rộng diện tích (trồng rộng rãi, không phải trồng thí điểm như hiện nay), vì thực tế, cây cao su đã sinh trưởng và phát triển tốt trên đất Yên Bái.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Xuân Cường lưu ý huyện Văn Chấn không nên quá coi trọng lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Trong 10 năm tới, nông lâm nghiệp vẫn là lĩnh vực chính. Ngoài cây lúa để đảm bảo an ninh lương thực, phải quan tâm đến nâng cao sản lượng chất lượng cây chè, gắn với chế biến, cùng với đó là tập trung phát triển cây có múi…

Đối với cây cao su, đây là một loại cây trồng có nhiều lợi thế, mang lại giá trị kinh tế cao, khi đem trồng tại Yên Bái, nhất là các xã vùng cao, cần chú ý đến thổ nhưỡng, khí hậu, bởi đây là vùng ít mưa, thời tiết cực đoan, số ngày mưa trong năm ít, lại chỉ tập trung vào 3 đến 4 tháng; đây cũng là địa phương có mật độ dân cư thưa thớt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên sẽ thiếu lao động và chất lượng lao động thấp…

Chính phủ đã cho phép mở rộng diện tích cao su tại các tỉnh phía Bắc trong đó có Yên Bái thì do đó Tổng công ty cao su phải làm chắc chắn, đảm bảo thành công, Riêng với Yên Bái, trồng khoảng năm đến sáu nghìn ha, đảm bảo phát triển tốt, cho mủ, hiệu quả kinh tế cao, từ đó làm mô hình để mở rộng. Lấy đất trồng cao su với diện tích lớn phải đặc biệt chú ý, không để người nông dân chịu thiệt, bà con phải có lợi ích và lợi ích đó phải bền vững trong vùng dự án.

Lê Phiên

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục