Trạm Tấu: Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/6/2013 | 2:41:59 PM

YBĐT - Với diện tích gần 50 ngàn ha rừng phòng hộ đầu nguồn nằm rải đều ở 12 xã và thị trấn nhưng những năm qua, Trạm Tấu (Yên Bái) đã có nhiều nỗ lực trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, tạo nguồn sinh thủy, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo trong nông thôn miền núi.

Rừng phòng hộ đầu nguồn Trạm Tấu được khoanh nuôi, bảo vệ tốt.
Rừng phòng hộ đầu nguồn Trạm Tấu được khoanh nuôi, bảo vệ tốt.

Ông Đinh Thanh Ba - Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu phấn khởi cho biết: “ý thức của người dân vùng cao, nhất là đồng bào dân tộc Mông huyện Trạm Tấu nay đã khác nhiều. Trước họ chủ yếu khai thác rừng thì nay đã biết trồng và tu bổ rừng. Rừng đã là nguồn thu nhập chính của bà con nơi đây, nhất là từ năm 2012, ngoài tiền khoán bảo vệ rừng, hàng năm bà con còn được nhận thêm tiền từ phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Số tiền này tuy không lớn, chỉ với 25 ngàn đồng/ha nhưng nó là nguồn động viên, khích lệ bà con giữ rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng tốt hơn”.

Là huyện vùng cao nhiều khó khăn, ruộng nương ít nên những năm trước, người dân nhất là đồng bào dân tộc Mông chủ yếu chặt phá, khai thác rừng. Không có ngọn núi cao nào, cánh rừng nào mà không có dấu chân họ. Có thời điểm nơi đây coi rừng tự nhiên là thứ địa tô tuyệt đối, các loại gỗ quý, nông sản quý được khai thác khá triệt để khiến rừng bị tàn phá, môi trường, khí hậu biến đổi.

Nay nhận thức rõ giá trị to lớn của rừng, đồng bào Thái, Mông đã tích cực trồng và chăm sóc rừng. Trên 32 ngàn ha rừng phòng hộ đã được bảo vệ nghiêm ngặt, trong đó có 6.588 ha rừng trồng phòng hộ, 9.231 ha rừng khoanh nuôi tái sinh, 16.337 ha rừng tự nhiên phòng hộ, tổng giá trị thực hiện đạt gần 7 tỷ đồng mỗi năm. Toàn bộ diện tích rừng này đã được 205 nhóm hộ và 9.163 lượt hộ dân tham gia quản lý, bảo vệ.

Không chỉ bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có mà bình quân mỗi năm người dân Trạm Tấu còn chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng trồng năm 1, 2, 3 và trồng mới trên 500 ha rừng.

Không chỉ trồng rừng, với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Ban quản lý Dự án, Phòng Nông nghiệp, cán bộ khuyến nông huyện bà con đã biết trồng rừng đúng quy cách nên tỷ lệ cây sống đạt cao, chất lượng rừng tốt. Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, Trạm Tấu đã đưa cây sơn tra vào trồng - loài cây vừa có tác dụng phòng hộ, hạn chế cháy rừng mà chỉ 5 năm sau sẽ cho thu hái quả. Đến nay, toàn huyện đã trồng trên 300 ha sơn tra, đây sẽ là nguồn thu không nhỏ ở nơi vùng cao này.

Anh Thào A Kỷ ở thôn Giao Lâu, xã Pá Lau cho biết: “Nhà mình nhận khoán bảo vệ 17 ha rừng phòng hộ với Ban quản lý rừng phòng hộ huyện, nhờ vậy mỗi năm có thu nhập trên 3,4 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình còn được hưởng lợi từ các nông sản phụ dưới tán rừng. Năm 2012, Nhà nước trả cho thêm cho 431 ngàn đồng phí DVMTR nên gia đình rất phấn khởi. Cả thôn Giao Lâu có 40 hộ được nhận tiền DVMTR với gần 11 triệu đồng. Bà con vui lắm”.

Bảo vệ, phát triển rừng tốt là bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao một cách bền vững, hiệu quả. Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2013 này huyện Trạm Tấu phấn đấu trồng mới 500 ha rừng phòng hộ đầu nguồn, trong đó có 50% là cây sơn tra, còn lại là cây thông đuôi ngựa và rừng hỗn giao, bảo vệ và chăm sóc tốt diện tích rừng hiện có, làm tốt công tác phòng chống cháy rừng.

Thanh Phúc  

Các tin khác
Giá xăng dự báo được điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành ngày mai (16/5).

Theo thông lệ, ngày mai 16/5, giá xăng dầu bán lẻ trong nước bước vào kỳ điều hành mới với dự báo có nhiều thay đổi.

Thị trường vàng biến động mạnh trong thời gian qua

Trước tình hình giá vàng biến động phức tạp, Bộ Công an đã tham mưu cho Thủ tướng nhiều vấn đề, trong đó tập trung sửa đổi một số quy định về độc quyền vàng miếng SJC.

Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần từ hôm nay (15-5) thay vì tối thiểu 6 tháng một lần như trước đây.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn kiểm tra thực địa mô hình trồng sâm của Công ty cổ phần Palex Việt Nam tại bản Dào Xa, xã Kim Nọi.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn khẳng định, mô hình trồng sâm của Công ty cổ phần Palex Việt Nam tại bản Dào Xa, xã Kim Nọi, Mù Cang Chải là hướng đi đúng theo định hướng phát triển chung của tỉnh Yên Bái, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng là hướng phát triển kinh tế bền vững, tạo sinh kế cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục