“Nóng” không cho điểm học sinh lớp 1

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/8/2013 | 9:26:16 AM

YBĐT - Ngay sau khi Bộ Giáo dục – Đào tạo chủ trương từ năm học 2013 - 2014 không cho điểm học sinh lớp 1 nhằm giảm áp lực cho chính học sinh và cả phụ huynh, đã khiến xôn xao dư luận cả nước, trong đó có Yên Bái. Vậy cho điểm hay không cho điểm đối với học sinh lớp 1? Các nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh tiếp nhận và phản ứng như thế nào với chủ trương này?

Cho điểm hay không cho điểm đều phải phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tránh gây áp lực đối với học sinh giai đoạn đầu cấp phổ thông.
Cho điểm hay không cho điểm đều phải phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, tránh gây áp lực đối với học sinh giai đoạn đầu cấp phổ thông.

Chủ trương không cho điểm đối với học sinh lớp 1 đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo đưa ra trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2013 – 2014.

Song, do vướng mắc với nội dung trong Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học, tại điều 7 của Thông tư này có quy định: “Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét”, để không “đá” với Thông tư 32, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã điều chỉnh lại như sau: đối với lớp 1, khuyến khích giáo viên chỉ nhận xét, không chấm điểm học sinh; nếu chấm điểm, giáo viên không nên thông báo điểm số cho gia đình học sinh; giáo viên tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào.

Với chủ trương này, Bộ Giáo dục – Đào tạo khẳng định sẽ giảm áp lực cho học sinh và phụ huynh học sinh lớp 1; chống lại tình trạng tiêu cực của giáo viên khi “bắt” học sinh phải học thêm trước khi vào lớp 1 - học sinh không đi học thêm có thể bị giáo viên dọa nạt bằng thang điểm; đặc biệt không gây nên sự so sánh giữa học sinh đã học và chưa học thêm… giúp các em tự tin, bản lĩnh trong quá trình lĩnh hội kiến thức…

Dù cho hay không cho điểm thì vấn đề này đã trở thành chủ đề “nóng” với hàng loạt phản ứng đồng tình có, không đồng tình cũng có của người dân và chỉ khi chúng ta đặt mình là phụ huynh, giáo viên thì mới thấy rằng: dù có thay đổi thế nào thì cũng phải phù hợp với nguyện vọng nhân dân, thực tiễn, nhu cầu đào tạo hiện nay.

Cô Chu Thị Thu Hiền – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái cho biết: “Chúng tôi đã được thông báo về nội dung đổi mới của Bộ Giáo dục  - Đào tạo: khuyến khích giáo viên chỉ nhận xét, không chấm điểm học sinh lớp 1 và khi có văn bản chỉ đạo chính thức của Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Yên Bái, nhà trường sẽ triển khai. Theo tôi, đây là chủ trương đúng đắn hợp với tâm sinh lý của các em nhỏ khi bước đầu tiếp cận với chương trình học bậc tiểu học”.

Cô giáo Phạm Ngọc Lan – Chủ nhiệm lớp 1D, Trường tiểu học Kim Đồng cũng nhất trí quan điểm khi bày tỏ: “Ban đầu, chúng tôi cũng hơi bỡ ngỡ với chủ trương này, nhưng tôi hoàn toàn đồng tình bởi thay vì chấm điểm sẽ tăng cường nhận xét việc học tập của các em không gây ra áp lực, học sinh tự tin và đặc biệt tránh tình trạng so sánh học sinh này với học sinh khác…”.

Đồng quan điểm với các cô giáo, anh Nguyễn Cao Sơn, tổ 53, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, có con năm nay vào lớp 1: “Các cháu còn nhỏ mới vào chương trình giáo dục bậc tiểu học nên chưa thích ứng kịp, việc không chấm điểm sẽ giúp các cháu giảm áp lực, thích đến trường học tập và sẽ tiến bộ nhanh…” Hay như anh Nguyễn Quốc Toàn – phường Minh Tân: “Đây là một chủ trương không tồi vì điểm số sẽ là áp lực; điểm số không đánh giá đúng năng lực học tập, thay vào đó, tôi ủng hộ việc tăng cường nhận xét…”.

Bên cạnh những lời nhận xét đồng tình ủng hộ thì cũng có rất nhiều ý kiến không tán thành chủ trương này. Theo bà Lê Thị Đ, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, giáo viên hiện đã nghỉ hưu: “Đổi mới phải mang tính cơ bản giúp phát triển cả một hệ thống giáo dục, tôi thấy các nhà quản lý giáo dục hiện nay khá vòng vo, loay hoay mãi trong việc đổi mới này nọ. Cái thời chúng tôi vẫn chấm điểm có sao đâu! Nếu cần thay đổi, đổi mới thì cứ làm tốt việc thực hiện trách nhiệm, lương tâm của “cô giáo như mẹ hiền” đi đã…”,

Với chị Nguyễn Thị Anh, tổ 8, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, phụ huynh lớp một chia sẻ: “Theo tôi, với những điều chỉnh này, có thể khẳng định Bộ Giáo dục – Đào tạo đã “giao quyền” chủ động hoàn toàn cho giáo viên nhận xét, đánh giá đối với học sinh lớp 1. Tôi không đồng tình với chủ trương này, mình cũng cần phải biết điểm số của con để biết năng lực học tập ra sao mà điều chỉnh”.

Với chị Yên,  xã Hợp Minh, thành phố Yên Bái: “Tôi có con chuẩn bị vào lớp 1 nên rất lo lắng. Trong xóm, mấy cháu nhỏ học lớp 1 buổi tối về không thấy ôn bài, tôi hỏi: Không học nhỡ mai kiểm tra thì sao? Các cháu hồn nhiên: Bây giờ không chấm điểm, học nhiều hay ít thì cũng bằng nhau cả…”…

Không cho điểm thì các nhà quản lý giáo dục sẽ đánh giá theo cách mới nào? Trong khi đó, áp lực không nằm ở việc đánh giá bằng bảng điểm số mà nó nảy sinh từ thái độ sử dụng điểm số khi đánh giá. Thực tế đã có những thầy, cô giáo sử dụng điểm số kém để dọa nạt khi học sinh mắc khuyết điểm và làm như thế là gây hiệu ứng tiêu cực về tâm lý cho học sinh. Bộ Giáo dục – Đào tạo phải tìm ra giải pháp giúp thay đổi, củng cố suy nghĩ, thái độ của giáo viên, phụ huynh học sinh về vấn đề cho điểm hơn là cứ loay hoay nghĩ đến việc thay đổi cách làm. Bởi mỗi cách làm đều có mặt ưu và nhược của nó.

Về nguyên tắc, chúng ta phải biết phối hợp nhiều cách đánh giá thì công việc này mới cho hiệu quả như mong muốn. Chúng ta vẫn có thể chấm điểm cho các bài đạt 9 và 10 cho học sinh lớp 1, như vậy sẽ khích lệ, động viên các em và giúp các bậc phụ huynh nắm bắt được khả năng của con emmình.

Có thể với những bài điểm không cao thì chỉ nên chấm đúng, sai mà không cho điểm để không tạo áp lực cho các em; tuyệt đối không được so sánh học sinh này với học sinh khác; cuối buổi học giáo viên có thể chủ động nhận xét cho từng em học sinh và phụ huynh học sinh; giáo viên là những người ở gần các em nhất phát hiện khả năng, mong muốn, tính cách cùng chia sẻ phối hợp với các phụ huynh để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những phần hạn chế…

Ngọc Sơn

Các tin khác
HĐND xã Liên Mạc, huyện Mê Linh thông qua Dự thảo Nghị quyết về việc tán thành chủ trương nhập xã Vạn Yên và xã Liên Mạc hồi đầu tháng 4.

Trong hai năm tới, Hà Nội sẽ thực hiện việc sáp nhập 100 đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Hội HTGĐLS tỉnh Yên Bái, Nhà máy Z 183 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và lãnh đạo huyện Trấn Yên trao tiền hỗ trợ cho gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa, thôn 6, xã Hòa Cuông (Trấn Yên).

Ngày 15/5, Hội Hỗ trợ gia đình Liệt sỹ (HTGĐLS) tỉnh Yên Bái phối hợp với hai huyện Trấn Yên và huyện Yên Bình cùng đơn vị tài trợ là Nhà máy Z183 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã trao tiền hỗ trợ xây dựng Nhà tình nghĩa cho 2 gia đình chính sách khó khăn về nhà ở với số tiền 80 triệu đồng mỗi nhà.

Lãnh đạo Hội Cựu TNXP tỉnh và các doanh nghiệp trao sổ tiết kiệm cho các cựu TNXP có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh (Ảnh minh họa).

Thành phố Yên Bái vừa có công văn yêu cầu các xã, phường tổ chức rà soát, lập danh sách các đối tượng thanh niên xung phong (TNXP) chưa được hưởng chế độ trợ cấp thuộc diện hưởng trợ cấp theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày Quốc tế gia đình với nhiều hoạt động trên thế giới và Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Ngày Quốc tế Gia đình, được tổ chức vào ngày 15 tháng 5 hàng năm, là dịp để mỗi chúng ta trân trọng và vun đắp cho tổ ấm của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục