Áp lực sinh con trai

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/9/2013 | 10:21:25 AM

YBĐT - Là cháu đích tôn trong một dòng họ nhiều đời có con trai thành đạt và làm “quan” nên ngay từ khi mới kết hôn, vợ chồng anh N.T.Đ ở thành phố Yên Bái đã được cả họ giao cho “nhiệm vụ” bằng giá nào cũng phải có con trai để nối dõi tông đường.

Truyền thông dân số ở Văn Yên.
Truyền thông dân số ở Văn Yên.

Ban đầu, chị M vợ anh N.T.Đ tưởng mọi người nói trêu vì việc sinh con trai hay con gái đâu phải muốn là được nhưng lấy nhau về chung sống một thời gian thì chính chồng chị đã cho biết việc mọi người nói là hoàn toàn nghiêm túc.

Chiều theo ý chồng và gia đình nhà chồng, ngay từ khi có ý định sinh con đầu lòng, chị M đã lên mạng tìm kiếm mọi thông tin nói về việc sinh con trai và áp dụng thực hiện một cách chi tiết. Tuy nhiên, kết quả vẫn không như mong muốn, chị đã sinh một bé gái kháu khỉnh và khỏe mạnh.

Được làm mẹ, với chị M đó đã là niềm vui, niềm hạnh phúc nhưng còn với chồng chị và mọi người trong gia đình nhà chồng thì đó là chưa hoàn thành nhiệm vụ. Thái độ lạnh nhạt, thờ ơ của mọi người với cô con gái bé bỏng khiến chị M càng cảm thấy thương yêu con nhiều hơn. Chị tự động viên mình và chồng, thôi thì vẫn còn có cơ hội sinh đứa thứ 2 nên không cần quá phải lo. Chị M thì suy nghĩ là vậy nhưng chồng chị thì khác.

Từ nhỏ anh Đ chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng, quan niệm không công bằng về giới. Với gia đình, dòng họ nhà anh Đ thì đàn ông luôn là người có quyền lực, được quyết định mọi vấn đề trong gia đình và là người được thờ cúng của dòng tộc. Vì thế nếu không sinh được con trai kế tục thì sẽ bị coi là có tội với tổ tiên, gia đình. 

Cũng vì nóng lòng muốn có con trai nên khi cô con gái đầu lòng vừa tròn 1 tuổi, anh Đ đã giục vợ phải sinh tiếp đứa thứ 2. Lần này cẩn trọng hơn, chị Mai được mẹ chồng đưa đi gặp đủ các thầy từ thầy bói, thấy cúng đến thầy thuốc. Có đền, chùa nào nổi tiếng là cả nhà đều đến khấn vái, kêu cầu. Riêng chồng chị M thì xin nghỉ phép một tháng ở nhà bồi bổ cùng với vợ. Chị M cũng được cả nhà quan tâm, chăm sóc rất chu đáo.

Đến tháng thứ 5, khi chị Mai đi siêu âm và được biết không phải là trai, cả nhà chồng chị M đã thể hiện sự thất vọng và buồn ra mặt. Chồng chị M bắt đầu suốt ngày rượu chè, không quan tâm, đoái hoài đến vợ con. Tới ngày chị M sinh, anh Đ cũng không có mặt.

Mãi đến vài tháng sau chị mới biết anh Đ đã có người phụ nữ khác. Buồn chán, tuyệt vọng, chị M chuẩn bị quyết định ly hôn thì không ngờ chồng chị lại là người nói ra điều đó trước. Lý do mà anh Đ nói với chị M là “Cô không biết đẻ con trai mà nhà tôi thì không thể không có con trai nên tôi phải đến với người phụ nữ khác…”. Cuộc hôn nhân tan vỡ, chị M và anh Đ chia tay mà nguyên nhân căn bản chỉ vì  không có con trai.

Câu chuyện nói trên tưởng chừng như rất hy hữu nhưng thực tế đây đang là vấn đề và là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ly thân, ly hôn, ngoại tình và mất cân bằng giới tính khi sinh. Hiện tại, Yên Bái đang là một trong những tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính tương đối cao của cả nước. Ngược lại với suy nghĩ của nhiều người, hiện, việc cố tình sinh con thứ 3 trở lên mà mục đích chỉ là sinh cho được con trai đã không chỉ xảy ra ở những vùng dân trí thấp, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà ngay các khu vực thị xã, thị trấn, thành phố cũng không hiếm, trong đó có cả đảng viên, trí thức, người giữ chức vụ ở các cơ quan, đoàn thể.

Trước thực trạng trên, để từng bước giúp mọi người dân nhận thức đúng đắn về việc sinh con và không có những quan niệm lệch lạc gây nên tình trạng bất bình đẳng giới, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của ngành dân số cũng rất cần hơn nữa sự tham gia của ngành, đoàn thể chức năng trong công tác tuyên truyền, vận động; trong xã hội cần có sự đối xử, phân công công việc, bổ nhiệm chức vụ, địa vị một cách công bằng với phụ nữ…

 H.O

Các tin khác

YBĐT - Vào những ngày tháng lịch sử này, như nhiều vùng quê khác, bà con nhân dân các dân tộc vùng Mường Lò (Nghĩa Lộ, Văn Chấn- Yên Bái) náo nức chuẩn bị tết Độc lập. Việc đồng áng tạm gác, bà con khắp nơi từ người Mông Suối Giàng, Suối Bu, người Dao từ Nậm Mười, Gia Hội, người Mường ở Sơn A, người Khơ Mú ở Nghĩa Sơn... đều tập trung về thị xã Nghĩa Lộ để vui tết Độc lập và thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ tại Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh...

Cán bộ Phòng Kỹ thuật - Bộ CHQS tỉnh kiểm tra công tác niêm cất, bảo quản vũ khí phục vụ huấn luyện ở cơ sở.
Ảnh: P.V

YBĐT - Đến đầu tháng 8/2013, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo huấn luyện xong 100% đơn vị dân quân, tự vệ (DQTV), quân số tham gia đạt 94,4%. Đánh giá chung kết quả huấn luyện DQTV năm 2013 của huyện đạt loại khá, trong đó, 73% đơn vị đạt khá, còn lại đạt yêu cầu. Trong quá trình huấn luyện các lực lượng, huyện đã chỉ đạo các đơn vị bám sát phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”.

Trên thế giới, mỗi quốc gia có một cách đón Quốc khánh khác nhau với những nét thú vị khác nhau, chẳng hạn người Ấn Độ thường tổ chức thi thả diều, người Indonesia thi leo cột bôi mỡ, người Peru thi chọi gà và đấu bò tót…

Ảnh minh họa (Nguồn: Hà Nội mới)

Bắt đầu từ 0h00 ngày 1/9, trạm thu phí số 2 Phù Đổng nằm trên quốc lộ 1A sẽ chính thức dừng thu phí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục