Tạo hứng thú cho học sinh
- Cập nhật: Thứ sáu, 6/9/2013 | 9:02:31 AM
YBĐT - Từ năm học 2012 - 2013, 14 trường tiểu học trong toàn tỉnh Yên Bái được chọn triển khai thí điểm Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) với 74 lớp học (38 lớp 2, 36 lớp 3), 2.022 học sinh tiểu học thực hiện.
Một giờ học theo mô hình mới của Trường Tiểu học Nam Cường (thành phố Yên Bái).
(Ảnh: Thanh Ba)
|
Để mô hình đạt hiệu quả cao nhất, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới cho cán bộ quản lí và giáo viên trực tiếp đứng lớp, đồng thời chỉ đạo các phòng giáo dục, các trường tham gia VNEN làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo phương châm “Tự học, tự bồi dưỡng, tự chủ, linh hoạt, tích cực học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp trong trường, trong tỉnh và ngoài tỉnh”.
Tuy nhiên, khi mới triển khai thực hiện VNEN, hầu hết các đơn vị nhà trường gặp nhiều khó khăn. Ở thành phố, thị xã, số lượng học sinh trên lớp đông, diện tích phòng học hẹp, gây khó khăn cho các trường trong bố trí, sắp xếp phòng học, bố trí các góc học tập.
Còn ở các trường ở vùng cao của huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số, vốn từ tiếng Việt của các em còn ít, khả năng diễn đạt ý hiểu, giao tiếp còn hạn chế, việc học tập, trao đổi, thảo luận giữa trò với trò trong hoạt động nhóm, đặc biệt là với học sinh lớp 2 còn gặp khó khăn; các em lúng túng trong cách học, nhóm trưởng chưa mạnh dạn điều hành các hoạt động trong nhóm, các em chưa có khả năng hướng dẫn bạn học, kiến thức chưa vững để giải thích, hướng dẫn cho bạn. Hơn nữa, cơ sở vật chất phục vụ dạy - học còn thiếu thốn, sự hỗ trợ của gia đình đối với việc học của học sinh còn ít.
VNEN là mô hình giáo dục được cải tiến nhằm khắc phục những hạn chế của giáo dục truyền thống. VNEN được xây dựng dựa trên năm nguyên tắc cơ bản: lấy học sinh làm trung tâm; học sinh được học theo khả năng của riêng mình; tự quản, hợp tác và tự giác cao trong học tập; nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của học sinh; linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh. |
Em Nguyễn Thị Hiền Nhi, học sinh lớp 2A, Trường Tiểu học Nam Cường (thành phố Yên Bái) cho biết: “Em rất thích học theo phương pháp mới, điều này giúp chúng em phát triển tư duy, sôi nổi phát biểu, tạo được hứng thú trong học tập”.
Cô giáo Nguyễn Ngọc Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Đồng (thành phố Yên Bái) khẳng định: “Hầu hết học sinh đều thích học theo mô hình này, qua đánh giá, học sinh tự tin, chủ động trong học tập nên các em phát triển khá đồng đều, mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt”.
Từ cách dạy truyền thống (giáo viên truyền thụ kiến thức, học sinh nghe, ghi chép, học thuộc) chuyển sang tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ, giáo viên là người hướng dẫn, khuyến khích gợi mở và giúp học sinh học tập trong suốt quá trình dạy học. Cách dạy này bước đầu đã tạo sự hứng thú cho các em trong học tập.
Kết thúc năm học 2012 - 2013, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi của các trường thực hiện mô hình VNEN tăng lên, đặc biệt, số học sinh xếp loại học lực yếu giảm so với số học sinh học chương trình đại trà. Môn Tiếng Việt lớp 2 còn 8/1.032 học sinh xếp loại học lực yếu, chiếm 0,8% (đại trà 1,2%); môn Tiếng Việt lớp 3 còn 4/990 học sinh xếp loại học lực yếu, chiếm 0,4% (đại trà 0,8%).
Sau một năm triển khai VNEN, các trường tham gia đã có những thay đổi tích cực, bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhiều cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương các cấp đồng tình, ủng hộ, mong muốn VNEN được nhân rộng trong những năm tới.
P.V
Các tin khác
YBĐT - Với những giải pháp quyết liệt và cộng đồng trách nhiệm, công tác thu kinh phí công đoàn của LĐLĐ tỉnh Yên Bái mặc dù trong điều kiện khó khăn nhất vẫn đảm bảo được nguồn thu và công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ...
Theo thông báo của Bộ NN&PTNT, chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm 2013, trên cả nước có tới 175.000 người bị chó cắn, trong đó 63 người bị chết vì bệnh dại. Hiện nay nguy cơ lây lan bệnh dại trong cộng đồng là rất cao.
Mưa lớn kéo dài gây sạt lở ta luy dương, tỉnh lộ 171 ước tính gần 300m3 đất đá, gây ách tắc cục bộ tại dốc Thắm, xã Tô Mậu huyện Lục Yên. Nước sông Hồng dâng ngập hơn 1m tại xã Đào Thịnh (Trấn Yên), trên tuyến đường Yên Bái - Khe Sang, khiến các phương tiện phải tìm đường tránh.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn TW, đêm 5/9 và hôm nay (6/9) ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông có thể có tố lốc và gió giật mạnh, vùng núi có lũ quét và sạt lở đất. Từ chiều nay, ở các tỉnh Bắc Bộ diện mưa và cường độ mưa sẽ giảm dần.