Yên Bái cơ bản khống chế dịch bệnh nguy hiểm

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/1/2014 | 1:26:14 PM

YBĐT - Năm 2013 là năm ngành y tế Yên Bái phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự nỗ lực của ngành y tế, Yên Bái đã cơ bản không chế tốt các loại dịch bệnh nguy hiểm, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến nhân dân…

Chú trọng khâu phân tích xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm trong công tác dự phòng.
Chú trọng khâu phân tích xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm trong công tác dự phòng.

Mở đầu cho hàng loạt các loại dịch bệnh xuất hiện tại Yên Bái là bệnh dại ở Văn Chấn. Đến hết ngày 8/7/2013, toàn tỉnh ghi nhận 4.110 ca phơi nhiễm nghi chó dại cắn, trong đó tập trung nhiều nhất ở huyện Văn Chấn với 1.797 ca, huyện Văn Yên 493 ca, thành phố Yên Bái 373 ca, huyện Yên Bình 275 ca, huyện Mù Cang Chải 259 ca, huyện Trạm Tấu 225 ca…

Trong đó có 6 trường hợp tử vong do chó dại cắn (Văn Chấn 5, Văn Yên 1). Các ca tử vong do chủ quan không đến các điểm tiêm phòng dại. Tiếp đến là dịch cúm, xuất hiện chủ yếu ở thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên, Văn Yên và Yên Bình. Cao điểm có 2 trường hợp tử vong do cúm A/ H1N1 (một trường hợp ở Văn Yên và một trường hợp ở Yên Bình).

Từ ngày 3/5/2013, Yên Bái cũng đã ngừng sử dụng vắc xin viêm gan B tiêm cho trẻ trong 24 giờ khi sinh do chưa có kết quả kiểm tra cụ thể của Bộ Y tế cũng như tâm lý hoang mang của người dân. Sau hơn 5 tháng tiến hành kiểm tra các lô vắc xin nghi gây tử vong cho trẻ nhỏ và kết quả của Bộ Y tế đưa ra: các trẻ tử vong không phải do vắc xin này.

Đến cuối tháng 10, đầu tháng 11/2013, cả nước nói chung, Yên Bái nói riêng đã được tiếp tục tiêm lại loại vắc xin này. Đây là một tín hiệu vui cho ngành y tế, cũng như người dân trong cả nước.

Cũng thời gian này, trong cả nước, đặc biệt là nước láng giếng Trung Quốc và một số tỉnh, thành phía Nam xuất hiện dịch cúm A/H7N9 và sự quay trở lại của dịch cúm A/H5N1 với cơ chế lây nhiễm rất khó xác định và mức độ nguy hiểm hơn. Mặc dù tại Yên Bái chưa xác định các trường hợp mắc cúm trên, song ngành y tế đã rất vất vả trong quá trình triển khai, chỉ đạo các tuyến, đặc biệt là tuyên truyền đến người dân cách phòng chống đối với dịch bệnh này…

Ngoài ra, tại Yên Bái tuy một số bệnh thường gặp theo mùa chưa phát triển thành các ổ dịch, song mức độ nguy hiểm tiềm ẩn khá cao bởi những biến chứng của nó không theo cơ chế lây nhiễm trước đây gây nhiều khó khăn trong xác định bệnh lý và cung cấp vắc xin phòng ngừa như: tay - chân - miệng, rubelle, bướu cổ, tiêu chảy cấp, lỵ…

Trước những diễn biến phức tạp, nguy hiểm của các loại dịch bệnh, ngành y tế Yên Bái đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ra các văn bản chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trong toàn tỉnh. Với bệnh dại, ngành đã yêu cầu 9/9 huyện, thị, thành phố, các ban, ngành, đoàn thể cùng vào cuộc.

Đặc biệt là trung tâm y tế, thú y các cơ sở cần rà soát tất cả các trường hợp bị phơi nhiễm nghi chó dại cắn, các hộ gia đình nuôi chó, tiêm phòng dại đàn chó nuôi, triển khai xây dựng thêm các điểm tiêm phòng chó dại, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tờ rơi hướng dẫn cho người bị cho nghi dại cắn, cách tiêm phòng, nuôi nhốt đàn chó tại hộ gia đình... Các hộ nghèo có người bị chó nghị dại cắn được tiêm phòng dại miễn phí, các hộ cận nghèo cũng được hỗ trợ trong tiêm phòng…

 

Trung tâm Y tế huyện Lục Yên chuyển tài liệu khuyến cáo phòng chống cúm A/H1N1 về cơ sở. (Ảnh: Minh Đức)

Đối với cúm A, tỉnh chỉ đạo ngành y tế dự trù thuốc đầy đủ để kịp thời đối phó hiệu quả nhất đối với các trường hợp bị nhiễm cúm, người dân có những biểu hiện mắc cúm, các nhà trường nơi có các bệnh nhân nghi cúm A phải được khoanh vùng xử lý, cách ly tốt nhất không để lây lan ra diện rộng.

Đối với vắc xin viêm gan B tiêm cho trẻ trong 24 giờ sau khi sinh, vắc xin Quinvaxem ngành đã chỉ đạo kiểm tra, thu hồi ở tất cả các tuyến trên địa bàn toàn tỉnh. Trong quá trình dừng tiêm vắc xin viêm gan B và vắc xin Quinvaxem có các biện pháp tuyên truyền tích cực đến nhân dân để người dân hiểu và thu hồi tất cả các lô vắc xin có cùng nhãn mắc với lô nghi gây ra 3 vụ tử vong tại Quảng Trị là để ngành y tế kiểm tra, phân tích.

Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành y tế Yên Bái đã tổ chức phân tích sự nguy hại của cúm A/H7N9, cúm A/H5N1 và cơ chế lây nhiễm. Do đó, công tác dự phòng, tuyên truyền, phổ biến đến người dân có vị trí đặc biệt quan trọng, chú trọng khâu vệ sinh môi trường, nơi sinh hoạt, nguồn thức ăn…; phối hợp với các ngành chức năng làm tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Đối với các bệnh dịch theo mùa như: cúm thường, rubella, quai bị, tiêu chảy cấp… hay bệnh tay - chân - miệng, cần hạn chế tới mức tối đa sự lây lan cũng như bùng phát thành các ổ dịch…

Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng của các dịch bệnh mới cũng như sự quay trở lại của một số dịch bệnh cũ với cơ chế lây nhiễm phức tạp… song dưới sự chỉ đạo của tỉnh, sự phối của các ban, ngành, các tổ chức, các đơn vị chức năng, hết năm 2013, ngành y tế Yên Bái đã cơ bản khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm, đồng thời làm tốt công tác dự phòng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Ngọc Sơn 

Các tin khác

Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) vừa có công văn yêu cầu các trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) đăng ký thông tin tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2014.

Một lớp tập huấn chuyển giao mô hình sản xuất giống lúa mới do Trạm Khuyến nông thị xã tổ chức.

YBĐT - Năm 2013, thị xã Nghĩa Lộ giảm được 249 hộ nghèo, tương đương 3,53%, đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, đưa tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã giảm xuống còn 18,53%. Song song với kết quả giảm nghèo, thị xã Nghĩa Lộ luôn đặt ra mục tiêu giảm nghèo bền vững và đề ra các giải pháp giảm nghèo phù hợp với đặc thù từng khu vực thành thị và nông thôn.

Miền Bắc nóng 30 độ C trước khi chìm trong mưa rét.

Ngày hôm nay, nhiệt độ thủ đô Hà Nội tà toàn miền Bắc tăng thêm 1-2 độ, phổ biến 24 – 27 độ C, có nơi 28-30 độ C.

Liên quan vụ 7 học sinh Trường trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) bị đuối nước tại biển Cần Giờ vào ngày 29/12, chiều ngày 6/1, ông Trần Hiếu - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, Sở đã chỉ đạo Hội đồng nhà Trường tường trình lại toàn bộ sự việc đưa đoàn học sinh đi tham quan, dã ngoại dẫn đến 7 học sinh chết đuối tại biển Cần Giờ; đồng thời yêu cầu các cá nhân có liên quan tự nhận trách nhiệm trước khi báo cáo lên tỉnh để có hướng xử lý tiếp theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục