Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng chống bệnh cúm A

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/1/2014 | 1:53:24 PM

Ngày 10/1, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết thời tiết mùa Đông-Xuân rất thuận lợi cho sự phát triển và lan rộng của virus cúm nói chung và cúm gia cầm nói riêng.

Kiểm tra sức khỏe 1 trường hợp nghi nhiễm cúm tại cửa khẩu.
Kiểm tra sức khỏe 1 trường hợp nghi nhiễm cúm tại cửa khẩu.

Bên cạnh đó, tập tục chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ; điều kiện kinh tế, vệ sinh thấp kém ở một số bộ phận dân cư cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus này trong cộng đồng.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần chủ động phòng chống bệnh cúm A/H7N9 và H5N1 ở người bằng các biện pháp như thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh; không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết, người dân phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Đặc biệt, khi có các biểu hiện cúm (như sốt, ho, đau ngực, khó thở), người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương.

Đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A/H7N9 trên người cũng như gia cầm. Tuy nhiên, không loại trừ dịch cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam đầu năm 2014. Nguyên nhân do Tết Nguyên đán 2014 là thời điểm nhu cầu tiêu thụ gia cầm và thủy cầm của người dân rất lớn; trong khi đó việc buôn bán gia cầm, nhất là gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc vẫn tiếp diễn.

Thế giới hiện chưa có vắcxin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu và cộng đồng chưa có miễn dịch. Virus cúm A/H7N9 lưu hành ở những đàn gia cầm nhưng không có biểu hiện triệu chứng và gây ốm, chết trên gia cầm, do đó rất khó khăn trong việc phát hiện nguồn bệnh và kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm.

Virus cúm này lại có tính thích nghi cao ở động vật có vú nên dễ biến đổi thành chủng có khả năng lây từ người sang người. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với mầm bệnh, người dân dễ mắc bệnh và làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập vào Việt Nam, ngay từ những ngày đầu xuất hiện cúm A/H7N9 tại Trung Quốc, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan và đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai triệt để các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm A/H7N9 trên gia cầm và trên người.

Tại Việt Nam, năm 2013 có 2 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 tại Đồng Tháp và Long An, trong đó 1 trường hợp tử vong tại Đồng Tháp. Từ đầu năm 2003 đến nay, Việt Nam ghi nhận 125 trường hợp mắc, 62 trường hợp tử vong. Nguy cơ lây nhiễm cúm A/H5N1 từ gia cầm sang người luôn tiềm ẩn bùng phát do dịch cúm trên gia cầm vẫn liên tiếp được ghi nhận hàng tháng tại nhiều địa phương trong cả nước.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ngành Nội vụ Yên Bái ký giao ước thi đua năm 2014

YBĐT - Ngày 10/1, Sở Nội vụ tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ 2014 trong toàn ngành.

Công an huyện Lục Yên triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự tết Nguyên đán 2014.

YBĐT - Nắm chắc ANTT và trật tự an toàn xã hội từ cơ sở, Công an huyện Lục Yên (Yên Bái) lấy việc xây dựng thế trận an ninh nhân dân để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", xây dựng xã, thôn, bản, gia đình văn hóa để giảm thiểu các vụ việc vi phạm pháp luật, góp phần đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Mô hình nuôi ong mật cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Púng Luông (Mù Cang Chải). Ảnh Sùng Đức Hồng

YBĐT - Thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Hội Phụ nữ huyện Mù Cang Chải đã thể hiện bằng nhiều việc làm, hành động thiết thực như: làm đường giao thông liên thôn, nạo vét kênh mương nội đồng, xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, giúp nhau phát triển kinh tế, làm kinh tế giỏi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Anh Lý Văn Lương ở thôn 8, xã Yên Thành làm dịch vụ máy xay xát, tăng thu nhập cho gia đình.

YBĐT - Chúng tôi về Yên Thành - một xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Bình, nơi quần tụ của đồng bào Dao quần trắng ven hồ Thác Bà. Cách huyện lỵ hơn 60km nhưng xe máy phải đi gần ba giờ đồng hồ mới đến xã vì đường xuống cấp nghiêm trọng và đang được nâng cấp, cải tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục