Bài toán xóa đói giảm nghèo ở Nậm Có

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/7/2014 | 3:01:24 PM

YBĐT - Là xã nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh, những năm qua, xã Nậm Có (Mù Cang Chải) đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư nhiều tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo thông qua các chương trình, dự án và chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Gia đình anh Lý Páo Chua ở bản Nậm Pảng dự kiến sẽ thoát nghèo trong năm 2014.
Gia đình anh Lý Páo Chua ở bản Nậm Pảng dự kiến sẽ thoát nghèo trong năm 2014.

Qua đó, hàng năm, cùng với cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và phân bón vật tư cho sản xuất nông nghiệp thì Nậm Có còn được đầu tư mở mới, tu sửa, bê tông hóa hệ thống kênh mương thủy lợi, giao thông nông thôn và nâng cấp, kiên cố hóa các trường học, trạm y tế xã. Năm 2012, xã đã có 220/430ha ruộng nước cấy hai vụ, đến năm 2014 có trên 250/430ha cấy hai vụ; giữ ổn định đàn gia súc, gia cầm với trên 2.000 con trâu, bò, ngựa và hàng chục nghìn con lợn, dê, gia cầm các loại. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo.

Điển hình như hộ ông Hờ A Vàng ở bản Có Mông với mô hình kinh tế tổng hợp, nuôi 6 con bò, 2 lứa lợn/năm, mỗi lứa 8 đến 10 con; gieo cấy gần một mẫu ruộng và trồng rừng, trồng thảo quả, thu nhập bình quân trên 60 triệu đồng/năm đã vươn lên thoát nghèo. Năm 2013, xã có 170 hộ thoát nghèo và cũng có nhiều hộ khác dự kiến thoát nghèo trong năm 2014 như: Lý Thào Páo, Thào A Tồng, Lý Páo Chua ở bản Nậm Pảng...

Anh Lý Páo Chua cho biết: “Cách đây 5 năm, sau khi ra ở riêng, trong nhà không có lấy một thứ gì đáng giá ngoài vài vật dụng nấu ăn và công cụ sản xuất. Lúc đó, con cái còn nhỏ, chưa phải chi tiêu gì nhiều và tích cực lao động, tiết kiệm được ít vốn, mình mua ruộng và giống trâu, bò về nuôi, đi trồng thảo quả. Hiện nay, mình đã có ruộng cấy lúa đủ ăn, nuôi 2 con trâu, 2 con bò, 2 lợn nái sinh sản và gà, vịt”.

Bên cạnh những hộ cố gắng học hỏi, tích cực tăng gia sản xuất để vươn lên thoát nghèo thì vẫn còn nhiều hộ khác bằng lòng với cuộc sống hiện tại, trông chờ ỷ lại vào Nhà nước với suy nghĩ: nghèo mãi quen rồi, thiếu đói thì Nhà nước đã cấp phát gạo cứu đói, đến mùa vụ thì Nhà nước cấp giống lúa và giống ngô, con cái đi học đã có Nhà nước nuôi... Vì vậy, họ không muốn thoát nghèo vì sợ mất những khoản trợ cấp, hàng năm lại thêm trăm thứ phải lo toan. Do đó, bao năm nay, những hộ như thế vẫn không thoát khỏi danh sách hộ nghèo của địa phương. Nhưng với hàng trăm lý do nghèo thì nghèo “di truyền” cũng là một nỗi nghèo khó thoát điển hình như bản Làng Giàng.

Hiện nay, Làng Giàng có 35 hộ thì có tới 31 hộ nghèo, số còn lại cận nghèo. Ở cách xa trung tâm, giao thông của bản đi lại không thuận lợi, kinh tế của người dân 100% sản xuất nông nghiệp, chủ yếu làm nương rẫy, ruộng nước ít, chăn nuôi nhỏ lẻ phó mặc cho tự nhiên, đời sống hoàn toàn tự cung tự cấp. Chính vì vậy, từ đời cha ông đã đói nghèo và cho đến nay, con cháu vẫn cứ bị đói nghèo đeo bám. Đặc biệt, đói nghèo do ma túy không chỉ là trăn trở của các cấp, các ngành mà chính quyền địa phương cũng đang nỗ lực tìm cách giải quyết. 

Để công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương trong thời gian tới đạt hiệu quả tốt hơn thì cùng với các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xã Nậm Có cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương như chăn nuôi đại gia súc, trồng cây sơn tra, trồng thảo quả, thâm canh, tăng vụ... Đảng ủy và chính quyền xã cũng như các cấp, các ngành nên sớm có những biện pháp quyết liệt, phù hợp, hiệu quả hơn để tháo gỡ khó khăn cho nhân dân.

 A Mua

 

Các tin khác
Tổ chức tốt các phiên tòa lưu động đáp ứng tốt yêu cầu
cải cách tư pháp.

YBĐT - Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị (khóa IX) ra Nghị quyết số 49 NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp (CLCCTP) đến năm 2020. Mục tiêu của chiến lược này là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”.

Gầm nhà sàn của chị Hà Thị Thơm ở thôn Búng Xổm, xã Tú Lệ (Văn Chấn) ngập ngụa phân trâu, bò từ lâu ngày.

YBĐT - Qua thực tế cơ sở cho thấy, nhốt trâu bò, gia cầm dưới gầm sàn là tập quán phổ biến từ xa xưa ở một số dân tộc như: Thái, Mường, Tày, Nùng, Giáy, Dao, Cao Lan vì những dân tộc này có kiến trúc nhà ở truyền thống là nhà sàn. Tuy nhiên, do ý thức giữ vệ sinh môi trường nơi cư trú, phòng ngừa dịch bệnh ngày một nâng cao nên nhiều dân tộc đã không còn buộc trâu dưới gầm sàn và làm chuồng nuôi nhốt xa nhà.

Sáng 29/7, Bộ GDĐT công bố Dự thảo Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thay kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ.

Đoàn HS Việt Nam dự thi Olympic hóa học 2014

Chiều 28/7, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế (IChO) 2014 lần thứ 46. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát biểu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục