Cho rừng Chế Tạo mãi xanh

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/10/2014 | 2:56:43 PM

YBĐT - Năm 2012, xã Chế Tạo (huyện Mù Cang Chải) có 17.414 ha rừng nằm trong diện được chính sách dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) chi trả với số tiền gần 5 tỷ đồng. Bình quân mỗi hộ gia đình nhận được 16,3 triệu đồng, hộ cao nhất được chi trả 30 triệu đồng. Đối với người dân tại vùng đặc biệt khó khăn như Chế Tạo, đây là nguồn thu nhập lớn giúp đồng bào ổn định cuộc sống và bảo vệ những cánh rừng đại ngàn bền vững.

Cán bộ kiểm lâm huyện Mù Cang Chải tuyên truyền cho người dân công tác PCCCR.
Cán bộ kiểm lâm huyện Mù Cang Chải tuyên truyền cho người dân công tác PCCCR.

Là 1 trong 13 xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải, được biết đến như vùng đất xa xôi nhất của tỉnh Yên Bái, cách đường quốc lộ 35 km. Chế Tạo có tổng diện tích tự nhiên 23.658 ha, trong đó diện tích rừng là 17.414 ha. Toàn bộ diện tích rừng của xã nằm trong vùng quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà. Xã có 315 hộ dân với 2.085 nhân khẩu, đồng bào dân tộc Mông chiếm 99%, đời sống người dân trong xã vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, bằng nguồn lực đầu tư của Nhà nước cộng với sự cần cù, chịu khó trong lao động, sản xuất, người dân Chế Tạo cũng đã có thể tự túc một phần lương thực. Trước đây, người dân không có thói quen làm vụ đông xuân, một phần do tập quán canh tác, một phần do thiếu nước. Bằng nhiều hình thức vận động, tuyên truyền, giờ đây, mỗi năm, bà con đã trồng 30 ha sắn, 55 ha ngô, 6 ha rau mầu. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư trồng cỏ voi, phát triển chăn nuôi trâu, bò, đời sống người dân từng bước được nâng lên.

Thế nhưng, Chế Tạo chỉ thực sự đổi thay khi chính sách chi trả DVMTR được triển khai. Sau 2 năm thực hiện, người dân trong xã đã nhận thức đầy đủ về ý nghĩa cũng như mục đích của chính sách. Đây là nguồn thu nhập lớn, ổn định, bền vững, lâu dài. Từ đó nhận thức, trách nhiệm bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt, bà con người Mông trong các thôn, bản giờ đã nhiệt tình hơn trong công tác trồng, chăm sóc rừng, tình trạng xâm lấn, chặt phá, cháy rừng đã từng bước được hạn chế. Thu nhập từ rừng đã giải quyết được một phần nhu cầu cuộc sống, cùng với sự đầu tư của Nhà nước xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm, đời sống người dân ngày một ấm no.

Đồng chí Giàng Pằng Tủa - Bí thư Đảng ủy xã Chế Tạo cho biết: “Trước đây chúng tôi vẫn loay hoay tìm cách để người dân sống cạnh rừng vừa có thu nhập ổn định vừa không xâm phạm vào rừng. Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở xã đã đem lại cuộc sống mới cho người dân, căn bản giải quyết được bài toán thu nhập”.

Từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Chế Tạo và trên địa bàn tỉnh cho thấy, đơn giá cho mỗi ha rừng khá cao, như năm 2013, là 473,2 đồng/ha đối với lưu vực sông Đà và 21.100 đồng/ha đối với lưu vực sông Hồng, đó thực sự là một nguồn thu nhập đáng kể. Chính sách chi trả DVMTR là một bước đột phá trong nhận thức và hành động của toàn xã hội về vai trò của rừng đối với đời sống con người. Chính sách đã quy định nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng và người cung cấp dịch vụ. Như vậy, chính sách không chỉ góp phần nâng cao nhận thức xã hội về giá trị phòng hộ của rừng mà còn trực tiếp tạo thêm nguồn thu nhập, tạo việc làm ổn định cho người làm nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo không chỉ Chế Tạo mà còn nhiều địa phương khác.

Anh Dũng

Các tin khác
Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” phát huy hiệu quả thiết thực.

YBĐT - Giai đoạn 2009 - 2014, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn huyện Lục Yên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong các lĩnh vực đều có những mô hình tiêu biểu, tác động tích cực tới sự phát triển của huyện.

Ảnh minh họa.

Chiều 6/10, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết đã chủ trì họp báo giới thiệu các hoạt động trọng tâm của công tác hội và phong trào phụ nữ; định hướng tuyên truyền nhân kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10).

Theo Quyết định số 5103/QĐ-UBND được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký ngày 6-10, UBND thành phố Hà Nội sẽ trao tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2014 cho 10 cá nhân cùng với phần thưởng 100 triệu đồng.

Cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Bình cùng các ngành tiêu hủy tang vật thu giữ.

YBĐT - Với nhiệm vụ thi hành các bản án theo quyết định của pháp luật, những năm qua, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Bình đã xây dựng kế hoạch, triển khai đến các chấp hành viên, phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương trong thuyết phục đương sự chấp hành án. Vì vậy, tình trạng án tồn đọng ở Yên Bình đã giảm đi đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục