Lời yêu thương khó nói

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/6/2015 | 2:17:22 PM

YênBái - YBĐT - "Em yêu anh" được dân mạng xã hội gọi là “trò chơi gây sốt” vừa rồi trên facebook. Đó là việc chị em gửi tin nhắn đó cho chồng rồi chụp lại những tin nhắn trả lời và chia sẻ trên facebook. "

Sao tự dưng lại nhắn như vậy? Có ý đồ gì đây, ý đồ gì thì nói luôn đi”, “Đi tắm trắng hay muốn mua gì”, “Nhắn nhầm cho ai à?”, “Hư cấu à em”, “Anh đưa lương cho vợ rồi mà”, “Hôm nay bị con gõ vào đầu à”, “Đứa nào hack máy vợ tao vậy”, “Mẹ mày say à”, “Đừng làm chồng hoảng” “Mới làm mất cái gì nữa à”, “Chuyện gì đang xảy ra với em thế?”, “Tôi xin bày tỏ quan ngại sâu sắc về hành động của đồng chí”....  - thực tế những câu trả lời kiểu như thế này từ các ông chồng đã khiến nhiều người không đừng được cười. Nhưng hẳn rằng đằng sau sự hài hước tức thì là một dư vị chua chua xót xót. Chua xót từ cái cách nhiều người gọi đó là phép thử và chua xót tự trong sự việc.

“Em yêu anh” - ba từ thương yêu ấy lẽ ra phải là những từ được bắt gặp thường xuyên trong cuộc sống hôn nhân gia đình và phải là những điều được trân trọng nhất thì bỗng trở nên khá xa lạ, thậm chí dị thường trong nhiều gia đình Việt. Xa lạ, dị thường không phải vì hết yêu thương mà chỉ vì thói quen "ít nói lời yêu thương" dần dà vô tình đã khiến "lời yêu thương trở nên khó nói" trong gia đình Việt, chẳng riêng gì giữa vợ và chồng.

Công việc giúp tôi có cơ hội được đọc rất nhiều tâm sự của những bạn trẻ trong lứa tuổi học trò. Những dòng cảm xúc về gia đình, bố mẹ là điều tôi thường gặp nhất ở các em. Đó là sự biết ơn, tình yêu thương sâu sắc của các em dành cho người thân, nhất là bố mẹ, có điều các em cũng chỉ dám thể hiện tình cảm đó một cách dạt dào, chân thành nhất trên trang giấy. "Con muốn nói rằng con yêu mẹ nhiều lắm!"; "Có một điều con muốn nói với ba từ lâu: Con yêu ba rất nhiều!"… - những tình cảm đó được các em bộc bạch và muốn gửi tới ba mẹ nhưng là qua bài viết của mình chứ chưa bao giờ trực tiếp thể hiện bằng lời nói.

Một điều chắc chắn rằng không phải vì các em không muốn mà là cảm thấy rất khó nói yêu thương. Tới lượt mình, những người làm cha, làm mẹ chắc hẳn vẫn thường nói với con yêu của họ câu: "Ba/mẹ yêu con" khi những đứa con còn nhỏ. Nhưng rồi, câu nói đó cứ bị ít dần đi theo thời gian, dù rằng tình yêu thương với con cái chẳng bao giờ vơi bớt.

Lời yêu thương thì khó nói, trong khi những cảm xúc của sự tức giận lại được thể hiện không mấy khi đắn đo giữa những thành viên trong gia đình cho dù đó thường là những cảm xúc tức thời, bộc phát. Tôi thấy bất công thay cho yêu thương - cái thứ thường trực lắm chứ trong mỗi người lại bị cất giấu đi, còn những cáu giận bột phát rất nhiều khi được vô tư bộc bạch.

Nhiều người bao biện: Yêu thương bằng hành động là đủ rồi, nói làm chi cho sáo. Tôi sẽ không cổ vũ cho những yêu thương chỉ âm thầm, lặng lẽ. Hành động là cần, bày tỏ bằng lời nói mới là đủ.

Vẫn biết, với nhiều người Việt, thói quen bày tỏ yêu thương còn là cả thói quen văn hóa truyền thống nhưng cũng cần hiểu rằng: muốn được nghe những lời yêu thương - cần lắm chứ; được bày tỏ cảm xúc yêu thương - nên lắm chứ. Sao không tìm cách cho những ngọt ngào được hiện hữu bằng cả lời nói và hành động trong cuộc sống gia đình.

Mỗi ngày, tôi đều nói với con: "Mẹ yêu con". Đáp lại, bé cũng bảo: "Con yêu mẹ" như một điều hiển nhiên. Tôi sẽ mãi giữ thói quen này để cả tôi và con không biết đến ngại ngần khi bày tỏ yêu thương bằng lời nói - những lời nói từ trái tim yêu thương chân thành. Và tôi không tham gia vào cái “phép thử tình yêu” như nhiều người nhưng thực sự tôi cũng tự trách mình đã không giữ thói quen duy trì câu nói lãng mạn và cần thiết ấy với chồng và cũng đã không “đòi hỏi” chồng giữ thói quen đó từ khi bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình để yêu thương luôn được hiện hữu, tỏ bày chân thành từ lời nói đến trái tim.

Thu Hạnh

Các tin khác
Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới giám sát triển khai tiêm vắc xin Sởi - Rubella tại Hải Sơn, xã giáp biên giới thuộc tỉnh Quảng Ninh

Chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho các trẻ 1 - 14 tuổi trên toàn quốc triển khai từ tháng 10.2014 đến nay đã có gần 20 triệu trẻ được tiêm chủng an toàn.

Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái rất đông trẻ nhỏ phải nhập viện do ảnh hưởng của nắng nóng.

YBĐT- Mặt đường như chảo lửa, cái nóng như thiêu như đốt, ngột ngạt và mệt mỏi là điều ai cũng cảm nhận rõ khi ra đường vào thời điểm này. Đây là đợt nắng nóng gay gắt nhất từ đầu mùa hè đến nay, nhưng cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố Yên Bái đã bị ảnh hưởng khá nhiều và phần nào bị xáo trộn.

Các điều kiện vui chơi, giải trí của thanh niên vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.

YBĐT - Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 5/2005. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ban hành các cơ chế, chính sách bảo đảm thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên, trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cũng nhấn mạnh, 3 đối tượng dễ tổn thương do nắng nóng cần được các cơ sở y tế lưu tâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục