Cai nghiện trên đảo hồ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/7/2015 | 9:44:18 AM

YênBái - YBĐT - Trên hồ thủy điện Thác Bà có một trung tâm cai nghiện tồn tại hơn hai thập kỷ nay. Trung tâm nằm tách biệt với đất liền, cách duy nhất để tới đây là đi bằng thuyền qua mặt hồ rộng lớn.

Các học viên Trung tâm chuẩn bị bữa cơm chiều.
Các học viên Trung tâm chuẩn bị bữa cơm chiều.

Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh thành lập từ năm 1992 với tên ban đầu là Trung tâm Cai nghiện và Lao động, từ năm 2008 lấy tên như ngày nay. Trung tâm được chia thành 4 khu: khu A tiếp nhận, phân loại, điều trị cắt cơn; khu B, C tổ chức các hoạt động trị liệu phục hồi như giáo dục, lao động trị liệu, hướng nghiệp dạy nghề, tư vấn hội nhập cộng đồng và khu nhà điều hành. Học viên sau khi điều trị cắt cơn và trị liệu phục hồi sẽ được học tập để có thêm kiến thức về pháp luật, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Đồng thời, họ được học nghề như: nề, may, mộc dân dụng… và tham gia lao động khai thác đá…

Trên khu đảo cây cối um tùm, giữa bốn bề mặt nước, hàng trăm người nghiện ma túy chăm chú lao động và rèn luyện để tìm đường thoát khỏi ma túy, ông Lê Công Huấn - Giám đốc Trung tâm cho biết: "Tất cả học viên đến Trung tâm đều được khám sàng lọc, xác định tình trạng nghiện trước khi bước vào giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc; sau đó, sẽ được dùng thuốc cắt cơn thèm ma túy trong khoảng 15 ngày. Nhờ có sự trợ giúp của các nhân viên y tế, người nghiện đều vượt qua giai đoạn cắt cơn, cơ thể nhanh chóng không còn lệ thuộc vào ma túy; tuy nhiên, đây mới chỉ là khó khăn đầu tiên trong cả một quá trình cai nghiện kéo dài nhiều tháng. Sau giai đoạn điều trị cắt cơn, người nghiện được vào các khu ở tập trung có nề nếp, kỷ luật. Họ phải trải qua giai đoạn hồi phục sức khỏe, điều trị tâm lý, đặc biệt là được sinh hoạt trong môi trường lành mạnh, kết hợp rèn luyện lao động nghiêm túc trong nhiều tháng mới có thể hy vọng từ bỏ hoàn toàn ma túy".

Nguyễn Xuân Mai, cư trú tại phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ có "thâm niên" 30 năm nghiện ma túy. Mai không nhớ được đã đốt hết bao nhiêu tiền của gia đình. Mai tâm sự: "Mình nghiện từ năm 17 tuổi, không có công ăn việc làm, bị bạn bè rủ rê, ban đầu chỉ là thử cho biết, không ý thức được tác hại của ma túy, đến lúc nghiện rồi thì đã quá muộn. Vào Trung tâm, mọi sinh hoạt, lao động, ăn ngủ đều có giờ giấc, cán bộ quan tâm, chăm sóc tận tình. Lần này, mình quyết tâm sẽ cai nghiện thật tốt để trở về với cộng đồng, với vợ, con".

Một ngày ở Trung tâm bắt đầu từ khoảng 6 giờ sáng. 284 người nghiện, lúc này đã là những học viên của Trung tâm, thức dậy, tập thể dục, ăn sáng, trước khi phân thành các nhóm đi lao động. Trung tâm duy trì mô hình tự quản, một số học viên gương mẫu được phân công vừa hỗ trợ vừa giám sát các học viên còn lại, bên cạnh sự có mặt liên tục của cán bộ Trung tâm. Công việc của các học viên cũng rất đa dạng như chăn nuôi lợn, bò, dê…, trồng trọt để cải thiện bữa ăn. Số gia súc, gia cầm chăn nuôi đủ cung cấp khoảng 20% nhu cầu thịt cho hơn 300 cán bộ và học viên. Ngoài chăn nuôi gia súc, gia cầm, Trung tâm còn có 8.000m2 đất trồng rau xanh, tạo công việc cho học viên, cung cấp 100% nhu cầu rau sạch. Nhiều lớp học nghề như xây dựng, mộc, mây tre đan... cũng được thành lập để giúp học viên khi trở về có cơ hội hòa nhập cộng đồng.

Điều kiện tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài tạo nên lợi thế đặc biệt cho Trung tâm. Bốn bề mặt nước chính là bức tường thân thiện vừa ngăn học viên bỏ trốn vừa tránh hiện tượng thẩm thấu ma túy từ bên ngoài vào. Ngoài giờ học tập và lao động, học viên có khoảng thời gian cuối ngày dành cho hoạt động thể thao, thư giãn. Dưới sự giám sát chặt chẽ của cán bộ, sự hoạt động hiệu quả của đội tự quản, các học viên tạo được môi trường sinh hoạt chung nề nếp, tình cảm, nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau. Các học viên rời Trung tâm khi đã hoàn toàn không còn lệ thuộc ma túy nhưng thực tế cho thấy tỷ lệ tái nghiện khá cao.

"Ngoài mang lại cơ hội đoạn tuyệt ma túy, giá trị mà nơi này mang lại chính là quãng thời gian người nghiện sống tích cực với chi phí chỉ 900.000 đồng/tháng, thay vì để họ ở bên ngoài mỗi ngày tiêu thụ tới vài trăm nghìn đồng tiền ma túy và gây nhức nhối an ninh trật tự cho xã hội"- ông Lê Công Huấn chia sẻ.

Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, đến nay, Trung tâm đã có một cơ ngơi khang trang, đáp ứng tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, đơn vị cũng đang gặp nhiều khó khăn khi địa bàn trải rộng, chia làm nhiều khu, khó cho công tác quản lý, điều hành; số học viên tại Trung tâm giảm nhanh do nhiều quy định mới trong việc đưa người nghiện đi cai bắt buộc; chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích người nghiện ma túy vào cai tự nguyện…

Anh Dũng

Các tin khác
Cán bộ, chiến sỹ Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an  tỉnh kiểm tra hoạt động của các điểm kinh doanh dịch vụ Internet.

YBĐT - Bằng những đóng góp của mình, lực lượng an ninh Công an tỉnh Yên Bái đã có hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sỹ vinh dự được Chính phủ, Nhà nước và UBND tỉnh tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen và các danh hiệu cao quý.

Ngày 9-7, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1148/QĐ-BTTTT về việc đình bản tạm thời 2 ấn phẩm của Báo Đời sống và Pháp luật.

Toàn cảnh Hội nghị

YBĐT - Ngày 9/7, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ 8 – khóa XIII (mở rộng) thông qua Tờ trình xin ý kiến vào Dự thảo Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đoàn tỉnh Yên Bái lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2012 - 2017; triển khai nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 6 tháng cuối năm 2015; tổng kết công tác thi đua - khen thưởng giai đoạn 2010-2015.

YBĐT - Ngày 9/7, Hội Đông y tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững đã tổ chức Hội thảo tổng kết thực hiện Dự án “Bảo tồn và phát triển cây thuốc và bài thuốc để cải thiện sinh kế và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số” tại huyện Yên Bình do tổ chức Caritas – Australia tài trợ (ảnh).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục