Hỗ trợ trẻ điếc tiếp cận giáo dục
- Cập nhật: Thứ ba, 11/8/2015 | 8:23:17 AM
255 trẻ điếc dưới 6 tuổi tại Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Bình và TP Hồ Chí Minh được học ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) tại nhà, chuẩn bị sẵn sàng để bước vào môi trường học tập. Đó là kết quả được công bố tại lễ tổng kết Dự án “Giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường” do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT, Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản, Tổ chức Quan tâm thế giới tổ chức ngày 10-8, tại Hà Nội.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo.
|
Từ năm 2011 đến năm 2015, Dự án Giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường (IDEO) đã xây dựng mô hình nhóm hỗ trợ gia đình - gồm các hướng dẫn viên là người điếc, phiên dịch viên NNKH và giáo viên là người nghe – đến dạy trẻ điếc tại nhà với sự tham gia của các thành viên trong gia đình trẻ.
Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 15.500 trẻ em điếc dưới 6 tuổi. Đây được coi là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển tương lai của trẻ. Tuy nhiên, phần lớn các em không được học mẫu giáo và phụ huynh các em không được hỗ trợ chuyên môn để giúp đỡ con em mình. IDEO là dự án đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ trẻ em điếc ở độ tuổi mầm non.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã chia sẻ những kết quả đạt được từ mô hình dự án.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định, thành công của dự án đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quốc gia về phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 với mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa nhấn mạnh, sự can thiệp từ dự án kỳ vọng sẽ cải thiện được khả năng sẵn sàng đi học và tạo cơ hội cho trẻ điếc được tiếp cận với giáo dục tiểu học bằng cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu làm ngôn ngữ giao tiếp chính và giúp đỡ trẻ điếc học cách giao tiếp toàn diện để trẻ phát triển khả năng nhận thức và nhận thức xã hội phù hợp với độ tuổi.
Để sự can thiệp đạt hiệu quả cao nhất, bà Victoria Kwakwa cho rằng, cách tiếp cận sử dụng mô hình kết hợp gia đình- nhà trường sẽ khuyến khích sự tham gia của gia đình vào quá trình học tập và phát triển của trẻ. Gia đình trẻ điếc sẽ được tập huấn sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để có thể giao tiếp hiệu quả với trẻ trực tiếp và thường xuyên tại nhà.
Dự án đã nhận được sự hỗ trợ 2,8 triệu đô la Mỹ (tương ứng khoảng 58 tỷ đồng) từ nhà tài trợ quốc tế và 2 tỷ đồng từ Chính phủ Việt Nam.
(Theo QĐND)
Các tin khác
GS.TS. Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa cho biết, hiện Viện này đang lên kế hoạch để sử dụng vắc xin bại liệt dạng tiêm (vắc xin bại liệt bất hoạt) thay cho vắc xin bại liệt đường uống giảm độc lực hiện nay.
YBĐT - Chiến tranh đã lùi xa, tưởng chừng như mọi nỗi đau, mất mát sẽ nguôi ngoai theo thời gian, nhưng vẫn còn rất nhiều người ngày ngày đối diện với một nỗi đau khác, dai dẳng và dằn vặt, đó là nỗi đau do hậu quả của chất độc da cam (CĐDC) của quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh.
YBĐT - Với những thành tích đạt được, Công an huyện đã được Giám đốc Công an tỉnh công nhận đơn vị Quyết thắng 4 năm liền. Năm 2011 đơn vị được Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, Bộ Công an tặng Cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua cơ sở. Đảng bộ Công an huyện Mù Cang Chải được công nhận danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu” 5 năm liên tục.
YBĐT - Phát triển quy mô màng lưới trường học, nhiệm kỳ 2005 - 2010, toàn huyện có 33 trường, đến nhiệm kỳ 2010 - 2015 có 36 trường trực thuộc, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Nhiệm kỳ 2005 - 2010, toàn ngành có 528 lớp với 11.467 học sinh.