Bộ Tài chính trả lời ý kiến cử tri Yên Bái
- Cập nhật: Thứ hai, 17/8/2015 | 9:33:51 AM
YênBái - YBĐT - Thông tư số 105/2014/TT-BTC ngày 07/08/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi một số điều của Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.
Tại khoản 2 Điều 1 quy định: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Tiền thu phạt vi phạm hành chính điều tiết 100% cho ngân sách địa phương; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều tiết khoản thu phạt vi phạm hành chính giữa các cấp ngân sách địa phương. Riêng lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, việc điều tiết tiền thu phạt thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính”.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2014, nhưng đến nay Bộ Tài chính chưa ban hành hướng dẫn thực hiện. Đề nghị Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn thực hiện việc điều tiết tiền thu phạt để các địa phương có cơ sở chi kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của lực lượng tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.
Trả lời: Tại công văn số 19252/BTC-PC ngày 31/12/2014
Ngày 07/08/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 105/2014/TT-BTC ngày 07/08/2014 sửa đổi một số điều của Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, khoản 2 Điều 1 sửa đổi khoản 5, khoản 6 Điều 4 Thông tư số 153/2013/TT-BTC đã quy định: “Tiền thu phạt vi phạm hành chính được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. Tiền thu phạt vi phạm hành chính điều tiết 100% cho ngân sách địa phương; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều tiết khoản thu phạt vi phạm hành chính giữa các cấp ngân sách địa phương. Riêng lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, việc điều tiết tiền thu phạt thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính”.
Nội dung này không phải là nội dung mới, đã được quy định tại Thông tư số 153/2013/TT-BTC và được nhắc lại tại Thông tư số 105/2014/TT-BTC.
Thực hiện Quyết định số 2337/QĐ-TTg ngày 30/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán NSNN năm 2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 199/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 quy định về tổ chức thực hiện dự toán Ngân sách nhà nước năm 2014.
Trong đó tại khoản 1 Điều 1 Thông tư đã hướng dẫn việc điều tiết tiền thu phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa: “...Tiền thu phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%; riêng tiền thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa điều tiết về ngân sách trung ương 70% để chi cho lực lượng công an, điều tiết cho ngân sách địa phương 30% để chi cho các hoạt động của các lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn địa phương”.
- Thực hiện Quyết định số 2138/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán NSNN năm 2015, hiện nay Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. Trong đó, tiếp tục có quy định hướng dẫn việc điều tiết tiền thu phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa tương tự như năm 2014.
8. Cử tri đề nghị tiếp tục có biện pháp khoanh nợ đối với Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, vì thực tế hiện nay nhiều địa phương trong cả nước còn nhiều học sinh đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học nhưng chưa có việc làm, nên gặp khó khăn trong thanh toán khoản nợ đã vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trả lời: Tại công văn số 749/BTC-TCNH ngày 19/01/2015
Hiện nay, Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang được triển khai theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Tại Quyết định này đã quy định chi tiết về việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn (khoản 1, khoản 2 Điều 9 và khoản 1 Điều 11), cụ thể: Trong thời gian học tập, học sinh, sinh viên được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; học sinh, sinh viên được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc khoá học; đến kỳ trả nợ cuối cùng, học sinh, sinh viên có khó khăn chưa trả được nợ, nếu có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ. Như vậy, các biện pháp xử lý nợ đã được quy định cụ thể, đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo ưu đãi. Vì vậy, trước mắt, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo qui định hiện hành tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg.
Các tin khác
Tiền lương làm ngày 2/9 bằng 400%, nếu vào ban đêm ngày 2/9 sẽ được hưởng thêm 90% tiền lương của ngày bình thường.
Ngày 16/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo (GDĐT) Phạm Vũ Luận đã ra công điện khẩn, nêu rõ, trong đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐHCĐ) nguyện vọng 1 đang diễn ra, nhiều trường và sở GD-ĐTđã thể hiện tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu. Các thầy cô giáo đã khắc phục nhiều khó khăn, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh có đủ thông tin để đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và thay đổi nguyện vọng.
Ngày 15/8, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn đặc xá Trung ương đã đến kiểm tra công tác đặc xá năm 2015 tại trại giam Xuyên Mộc (thuộc Tổng cục VIII, Bộ Công an) và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
YBĐT - Như tin đã đưa, chiều ngày 15/8, tại trụ sở Công an tỉnh, tỉnh Yên Bái tổ chức họp báo công bố kết quả điều tra vụ án giết người xảy ra ngày 12/8 tại thôn Cài, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.