Ngày 22-10: Công bố dự thảo ban đầu về phương án thi năm 2016

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/10/2015 | 2:26:02 PM

Cuối giờ chiều 20-10, Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức họp báo về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2015 – 2016.

Hy vọng việc xét tuyển sinh ĐH năm 2016 sẽ hạn chế những sơ suất của năm 2015.
Hy vọng việc xét tuyển sinh ĐH năm 2016 sẽ hạn chế những sơ suất của năm 2015.

Về quy mô học sinh cấp mầm non, phổ thông, thường xuyên năm học 2015-2016, Bộ GD-ĐT công bố giáo dục mầm non có 530.000 cháu, trong đó nhà trẻ: 710.000; mẫu giáo 3.820.000 (tăng so với năm học 2014- 2015 là 113.150 cháu). Giáo dục phổ thông 15.200.000 học sinh, trong đó tiểu học 7.600.000, THCS 5.150.000, THPT 2.450.000 học sinh (so với năm học 2014-2015 thì bậc tiểu học tăng 56.300 em; THCS tăng 51.200 em; THPT tăng 10.900 em)...

Về giáo dục đại học, cao đẳng, tính đến nay cả nước có 219 trường đại học, 217 trường cao đẳng (không tính các trường thuộc khối an ninh, quốc phòng, quốc tế), trong đó có 60 trường đại học và 28 trường cao đẳng ngoài công lập. Tổng số giảng viên (GV) là 91.183 GV; tỷ lệ GV có trình độ từ thạc sĩ trở lên là 53,62%%, tỷ lệ GV có trình độ tiến sĩ là 12,06%; số GV có chức danh giáo sư, phó giáo sư chỉ mới đạt 4,6%.

Quy mô sinh viên đại học 1.824.328; sinh viên cao đẳng là 539.614, trong đó sinh viên chính quy cao đẳng là 519.722 (giảm 11% so với năm học trước), sinh viên chính quy đại học là 1.348.937 (tăng 13,76% so với năm học trước). Đáng chú ý, số sinh viên vừa làm vừa học ngày càng giảm (năm 2015, tổng số sinh viên vừa làm vừa học so với chính quy chỉ còn khoảng hơn 20%).

Bộ GD-ĐT cho hay, trong năm học 2015 – 2016, để tránh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục, Bộ đã thành lập Tổ công tác thu thập, xử lý phản hồi thông tin của phụ huynh, học sinh về dạy thêm, học thêm, lạm thu…ở các cơ sở giáo dục.

Tiếp tục hoàn thiện phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng

Về giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tự chủ cho 12 trường đại học, bao gồm: trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tài chính-Marketing, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

 Về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng 2015, Bộ GD-ĐT tiếp tục khẳng định, Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 đã được tổ chức thành công, an toàn, nghiêm túc theo đúng tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW. Tác động tích cực của kỳ thi được thể hiện ở một số phương diện như: giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh, gia đình thí sinh và xã hội; góp phần thực hiện phân luồng, hướng nghiệp, khắc phục tâm lý thi cử nặng nề; hạn chế dạy thêm, học thêm, tạo điều kiện cho việc tổ chức thi nghiêm túc; tác động tích cực đến việc đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các trường phổ thông; tạo tiền đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông…
 
Tuy nhiên, còn tồn tại trong công tác tổ chức xét tuyển đại học, cao đẳng. Cụ thể, công tác tuyên truyền, hướng dẫn chưa tốt dẫn đến một số thí sinh, gia đình, nhà trường nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện khó khăn còn chưa hiểu hết các quy định mới về tuyển sinh, nên việc đăng ký dự tuyển, đăng ký xét tuyển còn có sai sót; thời gian xét tuyển đợt 1 quy định 20 ngày là quá dài, về thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển  đợt 1 chưa hợp lý; vấn đề kỹ thuật còn bất cập... “Trước những hạn chế, bất cập đó, Bộ GD-ĐT đã chủ động có phương án xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Tiếp thu ý kiến đánh giá và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã và đang nghiêm túc rút kinh nghiệm để hoàn thiện phương án thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng cho những năm tới”, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết.

Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016 khối đại học, cao đẳng sẽ diễn ra vào ngày 22-10 tới. Tại đây, các trường sẽ tập trung thảo luận về đổi mới công tác tuyển sinh đại học trong năm 2016. “Bộ GD-ĐT cũng sẽ công bố dự thảo bước đầu về phương án thi-tuyển sinh trong năm 2016 cho các trường thảo luận”, ông Ga nhấn mạnh.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Ngành y có mức học phí cao nhất trong các ngành học.

Sau khi Chính phủ điều chỉnh tăng học phí, Bộ Tài chính đang chủ trì xem xét điều chỉnh mức vay và lãi suất cho vay đối với các sinh viên.

Phòng khám Đa khoa Y cao Hồng Đức sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại trong xét nghiệm.

YBĐT - Những năm gần đây, trước yêu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng cao, Nhà nước đã có nhiều chính sách mới nhằm hỗ trợ phát triển y tế tư nhân song hành cùng với y tế công, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, giảm tải cho các bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh ngày càng cao hiện nay.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến công tác tuyển sinh, chất lượng các trường ĐH, CĐ.

Tại cuộc họp báo quý III của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, năm tới, Bộ vẫn giữ ổn định chỉ tiêu tuyển sinh và cấu trúc lại các trường  đại học-cao đẳng (ĐH, CĐ) để nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, sửa đổi lại Thông tư 57 về xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

YBĐT- Vừa qua, UBND huyện Lục Yên phối hợp với tổ chức Tầm nhìn thế giới tổ chức Hội thảo lập kế hoạch thực hiện Dự án nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân tộc huyện Lục Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục