Nghĩa Sơn phát huy nội lực, giảm nghèo bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/11/2015 | 8:41:06 PM

YBĐT - Nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XX đề ra, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân.

Cán bộ kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn nhân dân xã Nghĩa Sơn quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô hanh.
Cán bộ kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn nhân dân xã Nghĩa Sơn quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô hanh.

Đưa chúng tôi đi thăm rừng trồng của các hộ dân ở Bản Bẻ, đồng chí Lường Văn Si  - Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Sơn chia sẻ về những việc làm của Đảng ủy, chính quyền xã trong lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo: “Đảng bộ xác định, xã phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số, không biết tính toán làm ăn, ruộng lại ít, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn khá nhiều, lại thiếu kinh nghiệm, kiến thức khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nông - lâm nghiệp. Trước khó khăn như vậy, Đảng bộ đã ưu tiên chọn những việc cần làm trước giúp nhân dân phát triển kinh tế, đó là phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện mở 8 lớp nghề về nông lâm - nghiệp cho nhân dân ở 6 thôn, bản trong xã học tập, biết áp dụng vào thực tế sản xuất; tăng diện tích cây ngô đông, rau màu trên đất 2 vụ lúa, trồng rừng kinh tế, cây ăn quả...”.

Với diện tích trên 40 ha lúa nước, Đảng bộ đã vận động nhân dân gieo cấy 2 vụ/năm là 82 ha, năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 5,9 tấn/ha/vụ, sản lượng thóc 483,8 tấn, tăng 66 tấn so với năm 2010. Đặc biệt, diện tích cây ngô gieo trồng hàng năm đạt 48 ha, năng suất đạt 32 tạ/ha, sản lượng là 153,6 tấn, đạt 146,2% chỉ tiêu nghị quyết.

Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ đã chỉ đạo thực hiện tăng vụ vùng cao 42 ha; diện tích tăng 2 vụ lên 3 vụ trên đất hai lúa 3,5 ha. Các cây màu khác tiếp tục phát triển, hàng năm, tranh thủ từ các nguồn vốn Dự án SCI, chương trình hỗ trợ sản xuất nông lâm - nghiệp của huyện, nhân dân làm vườn trồng rau, đậu các loại, coi đây là một tiêu chí để nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Năm 2015, toàn xã đã trồng 12,6 ha rau đậu các loại; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 640 tấn, tăng 169,5 tấn so với năm 2010; bình quân lương thực đạt 409 kg/người/năm, tăng 98 kg so với năm 2010, đạt 118,2% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XX đề ra, góp phần bảo đảm an ninh lương thực.

Những năm qua, nhân dân trong xã đã trồng 20 ha quế, 5 ha cây ăn quả như nhãn, hồng, xoài… tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Năm 2012, xã đã thực hiện xong công tác cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ, trồng mới 75 ha rừng lâm nghiệp xã hội, nâng tổng diện tích rừng trồng sản xuất của xã lên 482,39 ha. Thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện về trồng cây cao su tại địa bàn, Đảng bộ, chính quyền xã đã vận động nhân dân giải phóng đất để bàn giao 219 ha cho Công ty cổ phần Cao su Yên Bái. Đến hết năm 2014, đã trồng được 201 ha, tỷ lệ tán rừng che phủ là 60%. Kinh tế rừng đã đóng góp đáng kể vào thu nhập cho người dân Nghĩa Sơn; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng hàng năm của nhân trong xã trên 300 m3; giá trị thu nhập từ rừng đạt trên 200 triệu đồng.

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2015 đạt khoảng 4,5 tỷ đồng, tăng 1,5 tỷ đồng so với năm 2010. Cùng với sản xuất nông - lâm nghiệp, Đảng bộ đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể, hướng dẫn nhân dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để tăng thêm thu nhập cho mỗi hộ dân. Hiện nay, tổng đàn gia súc của xã có 1.123 con; trong đó, trâu 382 con, bò 131 con, lợn 610 con. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng hàng năm đạt 15 tấn. Người dân thu về hàng trăm triệu đồng chưa kể tiền bán trâu, bò.

 Bằng những giải pháp hữu hiệu trong lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm từ 84,18% năm 2010 xuống còn 55,4% (tính đến thời điểm tháng 3/2015). Đời sống của nhân dân ở các thôn, bản trong xã được cải thiện hơn rất nhiều so với trước. Các thôn, bản trong xã đều có đường bê tông, đường nhựa, điện lưới quốc gia, trường học… nhờ các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.

Minh Hằng 

Các tin khác
Áp dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký và kê khai lại giá thuốc.

Ngày 26-11, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) tổ chức lễ công bố dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký thuốc và kê khai, kê khai lại giá thuốc.

Hội nghị cung cấp thông tin kết quả cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã giảm từ 263 thủ tục hành chính xuống còn 33 thủ tục.

Giờ ngoại khóa của cô và trò Trường Mầm non Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn.

YBĐT - Sau 2 ngày kiểm tra tại 5 địa phương trong tỉnh, ngày 25/11, Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập tỉnh đưa ra những kết luận của cuộc kiểm tra.

Trẻ em gái dân tộc Dao ở xã Nậm Lành (huyện Văn Chấn) ngày càng được quan tâm học tập tốt hơn.

YBĐT - Mô hình thí điểm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới (BĐG) tại xã miền núi, vùng cao cho đồng bào dân tộc được tỉnh Yên Bái lựa chọn thí điểm triển khai ở Nậm Lành (huyện Văn Chấn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục