Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực khảo sát tại Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/12/2015 | 7:11:13 PM

YênBái - YBĐT - Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 6 trường chuyên nghiệp với 51 ngành đào tạo, 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ chuẩn, 44,5% giáo viên có trình độ thạc sĩ...

Đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác.
Đồng chí Ngô Thị Chinh - Phó chủ tịch UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác.

Ngày 2/12, đoàn công tác của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực do đồng chí Đặng Xuân Hoan - Tổng thư ký Hội đồng làm trưởng đoàn đã có cuộc khảo sát thực tế tìm hiểu các giải pháp triển khai chủ trương phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cùng những nội dung liên quan đến chuẩn bị chương trình vinh danh “Vì sự nghiệp đổi mới giáo dục”; đổi mới và điện tử hóa sổ sách các trường phổ thông tại Yên Bái.

Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 70-CTr/TU ngày 10/1/2014 của Tỉnh ủyi về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo , đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. 

Yên Bái đã thực hiện đổi mới thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, nổi bật là kỳ thi THPT quốc gia, toàn tỉnh có 6.018 học sinh tham dự với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 94%, bổ túc THPT 88,9%; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông theo hướng sớm phát hiện, phát huy năng lực, sở trường định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tỉnh đã triển khai mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) ở cấp tiểu học với quy mô 14 trường, 4.300 học sinh. Năm học 2015 - 2016 triển khai mô hình ở lớp 6 với 20 trường, 1.515 học sinh; đồng thời triển khai thí điểm chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh; đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng tập trung dạy cách học, tự học, phát huy tính chủ động sáng tạo  và vận dụng kiến thức.

Các trường đã đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, tổ chức dạy tích hợp, liên môn, triển khai các hoạt động chuyên môn trên trang mạng “Trường học kết nối”; tăng cường phân cấp, tự chủ cho địa phương và cơ sở giáo dục; các trường phổ thông đã sử dụng phần mềm EMIS trong công tác quản lý học sinh, phần lớn giáo viên đã sử dụng máy tính điện tử để soạn giáo án...

Về nâng cao nguồn nhân lực, hiện toàn tỉnh Yên Bái có 6 trường chuyên nghiệp với 51 ngành đào tạo, 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ chuẩn, 44,5% giáo viên có trình độ thạc sĩ... Toàn tỉnh có 151 sinh viên cử tuyển và 203 sinh viên theo địa chỉ sử dụng tại 25 học viện, trường đại học... Tổng kinh phí trong 4 năm đầu tư phát triển nhân lực là gần 163 tỷ đồng.
 
Từ nay đến năm 2020, tỉnh Yên Bái tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục, đào tạo; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông theo hướng coi trọng năng lực, phẩm chất người học; phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Tỉnh phấn đấu đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng cường trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo và coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo; tăng cường đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất trường, lớp học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục - đào tạo.
 
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ngô Thị Chinh chia sẻ một số khó khăn và kinh nghiệm của Yên Bái khi triển khai thực hiện Nghị quyết 29. Đồng chí cũng mong muốn Hội đồng tham mưu ban hành những nghị quyết sắp tới đưa những mục tiêu có tính khả thi, phù hợp; trong chỉ đạo chọn vấn đề theo vùng miền, chọn lựa để có tính thiết thực; trong quá trình đổi mới giáo dục cần mở rộng tiếp nhận thông tin để người dân được bàn, chuyên gia được góp ý...

Đồng chí Đặng Xuân Hoan đánh giá cao công triển khai thực hiện Nghị quyết 29, tỉnh đã sớm ban hành các văn bản chỉ đạo, có cách làm sáng tạo phù hợp với tình hình của địa phương.

Trước đó, đoàn công tác của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã có buổi khảo sát thực tế tại Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái và Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.

Thanh Ba

Các tin khác

YBĐT - Người dân, nhất là các bạn trẻ cần tích cực lao động sản xuất, tiếp thu cái mới, cái tiến bộ để xây dựng cuộc sống no ấm, giàu mạnh; tránh xa tệ nạn xã hội và tuyệt đối không vi phạm pháp luật…

Đồng chí Tạ Văn Long - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao bằng công nhận chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2015 cho Trường Mầm non Hoa Phượng, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên.

YBĐT - Những năm qua, ngành giáo dục - đào tạo (GDĐT) huyện Lục Yên đã có những giải pháp tích cực thực hiện có hiệu quả Đề án Phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2015.

YBĐT - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải vừa tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi và triển lãm đồ dùng, đồ chơi chuyên đề phát triển vận động cấp huyện ngành học mầm non năm học 2015 - 2016.

YBĐT - Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Lục Yên đã tập trung chỉ đạo các cơ sở hội duy trì và nhân rộng 17 mô hình “Dân vận khéo”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục